Sâu bệnh tấn công lúa hè thu, ngành nông nghiệp khuyến cáo phòng trừ

(Baohatinh.vn) - Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, hiện nay, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại mật độ phổ biến 100 - 200 con/m2 , nơi cao 700 - 1.000 con/m2.

Sâu bệnh tấn công lúa hè thu, ngành nông nghiệp khuyến cáo phòng trừ

Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại trên đồng ruộng

Hiện nay, lúa hè thu đang giai đoạn làm đòng, sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến trổ tập trung từ 10 - 15/8, cơ bản kết thúc trước 20/8. Theo báo cáo của trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thị xã và kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, hiện nay, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại mật độ phổ biến 100 - 200 con/m2 , nơi cao 700 - 1.000 con/m2; cá biệt tại xã Lâm Trung Thủy (huyện Đức Thọ) mật độ 3.000 - 5.000 con/m2, diện tích nhiễm bệnh khoảng 10ha, chủ yếu rầy tuổi 1, tuổi 2.

Dự báo rầy nâu, rầy lưng trắng lứa tiếp theo sẽ xuất hiện gây hại từ thời điểm 10/8 trở đi trùng với giai đoạn lúa trổ bông - chín, có thể làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa hè thu. Cùng với đó, thời tiết chuẩn bị bước vào tiết lập thu, oi nóng và có mưa rào xen kẽ là điều kiện cho dịch hại này phát sinh, gây hại diện rộng nếu không tiến hành theo dõi, chủ động phòng trừ.

Sâu bệnh tấn công lúa hè thu, ngành nông nghiệp khuyến cáo phòng trừ

Lúa hè thu toàn tỉnh đang vào giai đoạn làm đòng, phát triển tốt.

Để hạn chế thiệt hại do rầy nâu, rầy lưng trắng gây ra, bảo vệ an toàn sản xuất, theo ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, các địa phương cần tập trung điều tiết, duy trì đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa làm đòng, trổ bông, nhất là đối với số diện tích cuối kênh, cao cưỡng có thể xảy ra hạn cục bộ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.

Trước mắt, người dân cần tập trung xử lý triệt để các diện tích đã xuất hiện rầy để hạn chế nguồn phát tán, lây lan; thường xuyên giám sát đồng ruộng, tích cực phát hiện, chú trọng vùng thấp trũng, vùng hàng năm rầy thường phát sinh gây hại.

Sâu bệnh tấn công lúa hè thu, ngành nông nghiệp khuyến cáo phòng trừ

Người dân cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm các ổ rầy nâu, rầy lưng trắng để xử lý kịp thời.

Ngành chuyên môn cần chủ động cảnh báo, hướng dẫn các địa phương và bà con nông dân tiến hành phun trừ kịp thời khi rầy tuổi 1, tuổi 2 bằng một trong các loại thuốc hóa học sau: Chess 50WG: pha 30 gam thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2; Sutin 50SC: pha 25 ml thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2; Dantotsu 50WG: pha 7,5gam thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2; Ba Đăng 300WP: pha 30 gam thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2...

Trong quá trình sử dụng thuốc phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” và thực hiện việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định. Bên cạnh đó cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh bạc lá để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.