Sở NN&PTNT Hà Tĩnh hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ dịch hại trên cây trồng

(Baohatinh.vn) - Trong quá trình thực hiện có những vấn đề còn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở NN&PTNT (qua Chi cục Trồng trọt và BVTV, số 4, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Hà Tĩnh). 

Sở NN&PTNT Hà Tĩnh vừa có văn bản bổ cứu sản xuất vụ xuân và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp.

Sở NN&PTNT Hà Tĩnh hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ dịch hại trên cây trồng

Sở NN&PTNT đề nghị tập trung kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và tiến hành phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại, chú trọng bệnh đạo ôn, ruồi đục nõn trên cây lúa.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, thời tiết Tiết Lập Xuân - Vũ Thủy với hình thái âm u, ẩm độ cao, nhiệt độ trung bình 18 - 25 độ C thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng phát triển, đồng thời tạo điều kiện thích hợp cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn, ruồi đục nõn trên lúa; nhóm bệnh héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng trên cây lạc; sâu vẽ bùa, bệnh nứt thân xì mũ, thán thư trên cây ăn quả.

Để chủ động trong công tác sản xuất, phòng trừ dịch hại cây trồng, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành.

Về sản xuất

- Cây lúa: Điều tiết nước, tiến hành dặm tỉa đảm bảo mật độ hợp lý, đặc biệt diện tích lúa gieo thẳng. Bón thúc đẻ nhánh, bón sớm, bón tập trung cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Đối với số diện tích mạ đang phủ nilon cần tháo dỡ nilon để luyện mạ trước khi cấy, tiến hành cấy khi mạ đạt 2 - 3 lá đảm bảo khung lịch thời vụ.

- Cây trồng cạn: Tranh thủ thời tiết thuận lợi tiến hành gieo trồng lạc, ngô, khoai và các loại rau màu, thời vụ gieo trỉa lạc phấn đấu kết thúc trong tháng 2/2023.

- Chăm sóc cam, bưởi giai đoạn ra hoa, đậu quả: Tập trung cung cấp dinh dưỡng, cân đối, hợp lý, phun bổ sung qua lá chế phẩm Canxi Bo giai đoạn sau đậu quả, thụ phấn bổ sung đối với cây bưởi Phúc Trạch; tỉa quả non đảm bảo mật độ hợp lý.

Công tác phòng trừ dịch hại

Tập trung kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và tiến hành phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại, chú trọng bệnh đạo ôn, ruồi đục nõn trên cây lúa; nhóm bệnh héo rũ trên lạc; sâu vẽ bùa, bệnh nứt thân xì mũ, thán thưu trên cây ăn quả, các biện pháp cụ thể như sau:

- Cây lúa:

+ Bệnh đạo ôn: Kiểm tra, khoanh vùng diện tích lúa bị nhiễm bệnh, tiến hành phun trừ kịp thời, các vùng bệnh thường phát sinh gây hại để chủ động cảnh báo diễn biến bệnh. Khi phát hiện bệnh tiến hành phòng trừ kịp thời, khuyến cáo sử dụng một trong các loại thuốc hóa học: Filia525SE, Beam 75WP, Stamonas 45WP, Fukasu 42WP, Kasoto 200SC, Fuji-One 40WP, Flash 75WP, Kabim 30WP, NewTec 300SC, Tricom 75WP…

+ Ruồi đục nõn: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của ruồi đục nõn, khi tỷ lệ nhiễm có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng cao tiến hành xử lý thuốc hóa học, các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn như: Reasgant 3.6EC, Padan 95SP, Voliam Targo 063SC,…

+ Ốc bươu vàng: Phát động chiến dịch tiêu diệt ốc bươu vàng trên địa bàn, bắt ốc và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy. Biện pháp hóa học: Nếu mật độ ốc cao tiến hành xử lý thuốc hóa học, các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như: StarPumper 800WP, VT - dax 700WP, Dioto 250EC.

- Cây lạc: Bệnh héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng: Tổ chức phun phòng trừ khi bệnh chớm xuất hiện, sử dụng một trong những loại thuốc sau: Amistar Top® 325SC, Ridomil Gold®68WG, Mataxyl 500WP, Moren 25WP, Diboxylin 2 SL,…

- Cây cam, bưởi:

+ Sâu vẽ bùa: Theo dõi các đợt chồi xuất hiện rộ trên vườn, đợt chồi sau khi mưa, tiến hành phòng trừ sớm khi lộc xuất hiện, sử dụng các loại thuốc hóa học: Radiant 60SC, Padan 95SP, Angun 5WG, Tasieu 1.0EC, 1.9EC, Dầu khoáng DS 98.8EC,…

+ Bệnh nứt thân xì mủ: Thường xuyên kiểm tra mức độ phát sinh gây hại của bệnh trên cây, nhất là những vườn thấp trũng, thoát nước kém để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Khi phát hiện bệnh sử dụng một trong những loại thuốc như: Aliette 80WP, Ridomil Gold 68 WP, Insuran 50WG,…

Lưu ý: Đối với những diện tích đã xuất hiện bệnh và có nguy cơ nhiễm bệnh ngừng bón đạm, không phun các loại phân bón qua lá có chứa đạm. Phun thuốc khi trời tạnh ráo, phun ướt đều bộ lá, sau khi phun thuốc 5-7 ngày, kiểm tra nếu thấy vết bệnh cấp tính xuất hiện thì tiến hành xử lý thuốc lần 2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng và hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.