Phó Trưởng ban Kinh tế trung ương Phan Văn Sáu, Bí thư tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn và Phó TGĐ Ngân hàng BIDV Lê Ngọc Lâm chủ trì buổi tọa đàm.
Tham dự buổi tọa đàm còn có các tỉnh, các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi bò cùng các các chuyên và đại diện các cơ quan nước ngoài ở Việt Nam.
Tọa đàm phát triển chăn nuôi bò được các đơn vị đồng tổ chức với mục tiêu kết nối, tập hợp các nhà quản lý, các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước và quốc tế để cùng thảo luận, đánh giá lại những vẫn đề đề xuất kiến nghị cụ thể và kịp thời giúp các cơ quan quản lý có cơ sở xây dựng những chính sách hỗ trợ ngành phù hợp, đúng hướng; đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động trong xây dựng kế hoạch đầu tư vào ngành công nghiệp nuôi bò tại Hà Tĩnh.
Ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch HĐQT BIDV: Đối với sự phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi bò, ngân hàng sẽ xây dựng chiến lược tài trợ hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ, trợ tư vấn phát triển thị trường và vốn tín dụng cho các dự án chăn nuôi bò khả thi của các doanh nghiệp. |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn giới thiệu về những tiềm năng, lợi thế trong việc phát triển công nghiệp chăn nuôi bò trên địa bàn. Hà Tĩnh hiện đang tập trung triển khai một số dự án chăn nuôi bò công nghệ cao của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, nuôi bò sữa của Công ty CP Vinamilk…, đồng thời xây dựng bộ tiêu chí và chính sách, khuyến khích đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, trồng cỏ nhằm tăng giá trị sản phẩm.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Hà Tĩnh quan tâm đến tổ chức chăn nuôi liên kết theo chuỗi sản xuất, xem đây là giải pháp then chốt để loại bỏ các khâu trung gian, hạ giá thành, tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập |
Tuy phát triển chăn nuôi bò giống, bò thịt chất lượng cao địa bàn Hà Tĩnh đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn đặt ra nhiều thách thức về giải pháp công nghệ, thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng. Hà Tĩnh quan tâm đến tổ chức chăn nuôi liên kết theo chuỗi sản xuất, xem đây là giải pháp then chốt để loại bỏ các khâu trung gian, hạ giá thành, tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập; đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chăn nuôi, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đồng thời vừa sản xuất tập trung vừa sản xuất phân tán, truy xuất nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia kinh tế chia sẻ kinh nghiệm phát triển chăn nuôi bò tại Úc, Indonesia, Brazin, Columbia, Israel và Việt Nam về xây dựng hệ thống dinh dưỡng hiệu quả; tập trung vào phòng ngừa hơn chữa trị; đổi mới hệ thống chuồng giống, chăn thả và lựa chọn vật nuôi; phát triển năng lực quản lý, tuân thủ nghiêm ngặt lịch biểu sản xuất hàng năm.
Một số ngành chuyên môn cũng thảo luận về những vấn đề trong đánh giá tác động môi trường cho dự án chăn nuôi đại gia súc; công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi bò ở Hà Tĩnh.
Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương Phan Văn Sáu đánh giá cao về những ý kiến, tập trung vào các vấn đề điểm mạnh yếu, thời cơ, thách thức, tiềm năng lợi thế trong phát triển bò thịt, bò sữa của Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng ngành chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang ở quy mô nhỏ lẻ, giống chủ yếu nhập và lai tạo; ứng dụng công nghệ cao chỉ mới bước đầu…
Để ngành chăn nuôi nói chung, phát triển công nghiệp chăn nuôi bò nói riêng hội nhập quốc tế, các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần quan tâm đến chính sách để phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo hướng hiện đại, đầu vào giảm, đầu ra rộng lớn đa dạng, tăng cao thu nhập cho người dân; từng bước tháo gỡ những khó khăn, nâng cao năng lực chủ thể cho doanh nghiệp , HTX và nông dân; đưa ứng dụng cao vào sản xuất tạo sức canh cạnh trên thị trường quốc tế.
Dịp này Ngân hàng BIVD trao tặng 1.500 suất quà Tết cho đồng bào nghèo Hà Tĩnh; 500 suất quà cho đồng bào nghèo huyện Cẩm Xuyên và 1 xe cứu thương cho Sở Y tế Hà Tĩnh.
Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Từ Văn Diện và lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận 2.000 suất quà Tết do BIDV trao tặng |