Sữa sạch "từ trang trại đến bàn ăn"

(Baohatinh.vn) - Vị sữa thơm mát, nguyên kem; đảm bảo các tiêu chí, không sử dụng kháng sinh và hormon tăng trưởng... là các yếu tố giúp sản phẩm sữa của trang trại bò sữa thuộc Công ty THHH Khánh Giang tại xã Đức Dũng (Đức Thọ - Hà Tĩnh) "lọt vào mắt xanh" của Vinamilk Nghệ An với sản lượng tiêu thụ lên tới 2 tấn/ngày.

Dẫn chúng tôi vào trang trại với quy mô trên 520 con, anh Đậu Tiến Sỹ - Giám đốc Công ty THHH Khánh Giang cho biết: “Quá trình nuôi bò sữa phải tuân thủ chế độ hết sức khắt khe, nghiêm ngặt, từ đảm bảo môi trường sống cho vật nuôi phù hợp với tiêu chí nhiệt độ từ 18-25oC đến khẩu phần ăn đều được chú trọng.

Sữa sạch “từ trang trại đến bàn ăn”

Thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị là một trong những điều kiện đảm bảo nguồn sữa đạt tiêu chí an toàn vệ sinh

Chỉ tay về phía cánh đồng cỏ xanh mướt, bạt ngàn rộng tới 12 ha ngay phía trước trang trại, anh Sỹ chia sẻ: "Thức ăn yêu thích của bò sữa là các loại cỏ voi hay các giống cỏ nhiều protein như zine, hamin, nanusa và ngô ủ chua, được trồng và chăm sóc theo phương pháp hữu cơ hoàn toàn (không dùng thuốc trừ sâu, không dùng phân bón hóa học). Đặc biệt, lượng ngô khi thu hoạch về còn phải tiến hành ủ lên men theo đúng tiêu chuẩn để tạo ra nguồn thức ăn sạch nhiều dinh dưỡng cho bò".

Sữa sạch “từ trang trại đến bàn ăn”

Quy trình xử lý chất thải rất hiện đại với hệ thống máy cào tự động, được tách thành chất thải khô và nước.

Việc xử lý chất thải để bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu. Quy trình xử lý chất thải cũng rất hiện đại với hệ thống máy cào tự động, được tách thành chất thải khô và nước. Phần nước được xử lý qua hệ thống hồ sinh học, trở thành khí đốt và nguồn nước tưới cho đồng cỏ.

Chuồng trại luôn đảm bảo sạch, bò được tắm ngày 2 lần trước khi cho vào khu vắt sữa. Trước đó, công nhân phải vệ sinh máy vắt sữa, bình đựng sữa… Sữa sẽ được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-6oC rồi nhanh chóng được kiểm tra chất lượng, tiến hành thanh trùng và chỉ được để trong bình chuyên dụng tối đa 30 phút trước khi đem đến điểm thu mua.

Sữa sạch “từ trang trại đến bàn ăn”

Nhờ chủ động nguồn thức ăn nên thể trạng bò luôn được đảm bảo không bị suy kiệt, chất lượng sữa được nâng cao.

Trung bình một con cho lượng sữa dao động từ 4-7 tấn/chu kỳ (300-305 ngày) tùy thuộc vào thể trạng, và bò cao sữa có thể cho từ 8-10 tấn/chu kỳ. Sản lượng sữa trung bình hằng năm của trang trại bò sữa Đức Dũng đạt xấp xỉ 800 tấn, doanh thu năm 2017 đạt hơn 10 tỷ đồng; năm 2018, doanh thu từ sữa ước tính trên 13 tỷ đồng.

Sữa sạch “từ trang trại đến bàn ăn”

Lượng sữa sau khi vắt ra sẽ được kiểm tra các thông số bằng thiết bị điện tử

Dù chỉ đảm nhận cung cấp nguồn thô (sữa tươi), nhưng việc chăn nuôi tại trang trại bò sữa Đức Dũng luôn tuân thủ những quy định khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế, từ việc thu mua, chế biến thức ăn, chăm sóc bê con, bò sữa đến phòng trừ dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường.

"Chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục pháp lý về truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sữa riêng; đồng thời tiếp tục đầu tư một cách bài bản. Hy vọng rằng, sự ra đời của sản phẩm sữa mang tên 2F milk sẽ góp phần hiện thực hóa giấc mơ sữa sạch từ trang trại đến bàn ăn cho người tiêu dùng” - Giám đốc Đậu Tiến Sỹ khẳng định.

Đọc thêm

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 – 60.000 đồng/kg.
Hành trình miệt mài xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Hành trình xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Khép lại một mùa vụ đầy thắng lợi, nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) có thêm niềm vui khi hạt gạo quê hương đang từng bước chiếm lĩnh thị trường. Ước mơ xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo đang dần trở thành hiện thực.
Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Sau một đêm vất vả vươn khơi, bám biển, nhiều tàu cá của ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) cập bến trong niềm vui phấn khởi vì trúng đậm cá bạc má.
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.