Tấm gương sáng về người thương binh nặng ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Là một thương binh nặng (hạng 1/4), cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thủy (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, trở thành tấm gương sáng để mọi người noi theo.

Tấm gương sáng về người thương binh nặng ở Hà Tĩnh

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thủy hiện đang sống cùng vợ và con cháu tại TDP 9, phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh

Cũng như lớp lớp thanh niên khác, thời trai trẻ, ông Nguyễn Xuân Thủy (SN 1956, hiện đang sinh sống tại tổ dân phố 9, phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh) đã gác bút nghiên lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc. Ông gia nhập Sư đoàn 341A và hành quân vào chiến trường miền Nam năm 1974.

Bằng sức trẻ và sự khát khao được cống hiến cho đất nước, ông đã có nhiều thành tích trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, được trao tặng Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến sỹ vẻ vang, Huân chương làm nhiệm vụ quốc tế…

Trong quá trình tham gia chiến đấu, ông có những vết đạn ở chân, vết thương ở lưng và nặng nhất là chấn thương não năm 1978. Khi đang làm nhiệm vụ tại Campuchia, ông Nguyễn Xuân Thủy trúng mìn và bị mảnh đạn găm vào đầu, dẫn tới chấn thương sọ não, tỷ lệ thương tật tới 81%. Dù được cấp cứu nhưng sức khỏe rất yếu, phải mất gần 10 năm điều trị tại các bệnh viện và trung tâm điều dưỡng thương binh, ông mới được trở về quê sinh sống cùng vợ con.

“Còn sống trở về đã là điều quá may mắn. Dù khó khăn nhưng gia đình là nguồn động viên vô cùng lớn, giúp tôi đứng lên trong cuộc sống” - ông Thủy chia sẻ.

Tấm gương sáng về người thương binh nặng ở Hà Tĩnh

Không chỉ dành được nhiều huân, huy chương trong quá trình chiến đấu, ông còn được khen thưởng vì đã tích cực đóng góp cho cộng đồng, xã hội

Đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng với ý chí đã được tôi luyện trong chiến đấu và thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “thương binh tàn nhưng không phế”, ông quyết tâm vượt qua hoàn cảnh, tìm kiếm các công việc phù hợp với sức khỏe của bản thân như cắt tóc, sửa chữa xe đạp, rửa xe máy… để có thêm thu nhập. Vợ ông là bà Thái Thị Lương làm ruộng, nuôi thêm lợn, gà. Hai vợ chồng tần tảo, cố gắng tích góp, vay mượn để có tiền nuôi con ăn học.

Tấm gương sáng về người thương binh nặng ở Hà Tĩnh

Ông luôn cố gắng để là tấm gương sáng cho con cháu noi theo

Dù cuộc sống vất vả nhưng ông bà luôn cần cù, chịu khó, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, là tấm gương sáng cho các con noi theo, dạy các con sống tốt, sống có ích cho đất nước. Bà Lương chia sẻ: “Khó khăn nhất là thời điểm các con đi học đại học, vợ chồng chạy vạy khắp nơi. Ông lại nay đau mai yếu, những khi trái gió trở trời, vết thương cũ tái phát lại phải vào viện điều trị, uống thuốc thường xuyên. Nhưng chúng tôi luôn tự nhủ phải cố gắng thật nhiều để con cái được ăn học nên người”.

Không phụ lòng cha mẹ, những người con của ông bà đều chăm học và đỗ đạt vào các trường đại học, cao đẳng, hiện đã có việc làm ổn định. Con trai lớn là bác sĩ công tác tại Bệnh viện Đa khoa Thái An (Nghệ An), con gái thứ hai làm việc tại UBND thị xã Hồng Lĩnh và con gái út công tác tại Trung tâm Y tế huyện Can Lộc.

Tấm gương sáng về người thương binh nặng ở Hà Tĩnh

Dù sức khỏe có hạn nhưng ông Thủy luôn tích cực động viên xóm giềng tham gia xây dựng tổ dân phố văn hóa, đô thị văn minh

Trải qua những giai đoạn khó khăn nhất, nay cựu binh Nguyễn Xuân Thủy đã được nghỉ ngơi, sống vui vẻ bên vợ và con cháu. Dù sức khỏe có hạn, nhưng ông vẫn luôn cố gắng tham gia phong trào văn hóa - văn nghệ của Hội Cựu chiến binh phường Bắc Hồng; ông luôn chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước, thường xuyên động viên con cháu, xóm giềng tích cực tham gia các phong trào xây dựng tổ dân phố văn hóa, đô thị văn minh. Cựu binh Nguyễn Xuân Thủy và các thành viên trong gia đình đều mẫu mực, là tấm gương sáng trong lao động và học tập, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.

Năm 2019, ông vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, vượt khó vươn lên, chiến thắng thương tật, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.