Tâm huyết “nâng tầm” đặc sản nhung hươu Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Trong quá trình thực hiện tâm huyết khởi nghiệp, anh Trần Đình Chiến (SN 1978, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) luôn mong muốn có thể chuyên sâu hóa các sản phẩm từ nhung hươu để có thể thu mua nhiều hơn cho bà con, giúp vị thế của đặc sản quê hương được giữ vững.

Tâm huyết “nâng tầm” đặc sản nhung hươu Hương Sơn

Trước khi theo đuổi sự nghiệp kinh doanh với nhung hươu, anh Chiến đã từng có gần 20 năm gắn bó với nghề dạy học.

Năm 2000, sau khi tốt nghiệp khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Huế, anh Trần Đình Chiến trở về quê hương giảng dạy môn Toán tại Trường Tiểu học và THCS Sơn Thọ (Vũ Quang). Gắn bó với bảng đen phấn trắng, người thầy ấy đã tận tâm dạy dỗ cho bao thế hệ học trò tại miền sơn cước.

Thế nhưng, trong suy nghĩ, anh Chiến vẫn còn đau đáu nỗi niềm. Anh Chiến tâm sự: “Quê tôi ở xã Sơn Mai cũ, nay là xã Kim Hoa. Từ nhỏ, tôi đã được tiếp xúc với núi đồi, với con hươu, quả cam quê hương. Dù đã ra trường và đi dạy nhưng tôi vẫn trăn trở là làm sao phát triển, đưa các sản phẩm đặc sản nhung hươu của quê hương đến với nhiều thị trường hơn”.

Tâm huyết “nâng tầm” đặc sản nhung hươu Hương Sơn

Công ty có 3 sản phẩm phẩm đạt hạng OCOP 3 sao và 1 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Bởi vậy, khi đang công tác tại trường, anh vẫn dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về nhung hươu và các sản phẩm từ nhung nhằm hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp. Bên cạnh đó, có thời điểm, nhung hươu rớt giá, người nuôi hươu bỏ nghề nên anh mong muốn có thể chuyên sâu hóa các sản phẩm từ nhung để có thể thu mua nhiều hơn cho bà con, giúp cho vị thế của đặc sản quê hương được giữ vững.

Với những tâm tư đó, đến năm 2018, anh Chiến đã đầu tư gần 5 tỷ đồng để thành lập Công ty CP Nông nghiệp Hương Sơn và đảm nhận vai trò giám đốc, xây dựng thương hiệu nhung hươu Chiến Sơn. Ban đầu, công ty bao tiêu sản phẩm nhung hươu tươi cho bà con. Sau đó, công ty đã chuyển sang đầu tư máy móc, thiết bị sơ chế hiện đại để làm ra các sản phẩm chế biến sâu như nhung hươu khô thái lát, nhung hươu khô tán bột, rượu nhung hươu… Tất cả các sản phẩm của công ty đều được bảo hộ về thương hiệu, có mã số mã vạch, đầy đủ thông tin về sản phẩm. Trong thời gian này, anh vẫn chuyên tâm với sự nghiệp “trồng người”.

Tâm huyết “nâng tầm” đặc sản nhung hươu Hương Sơn

Thương hiệu nhung hươu Chiến Sơn tham gia chương trình Phiên chợ OCOP được phát sóng trên Truyền hình Hà Tĩnh.

Đến năm 2019, anh Chiến dừng lại sự nghiệp giảng dạy, tạm biệt môi trường sư phạm để chuyển sang đầu tư thời gian, tâm huyết cho sự nghiệp kinh doanh.

Chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp, anh Chiến cho biết: Những ngày đầu khởi nghiệp, sản phẩm chưa có chỗ đứng trên thị trường. Người tiêu dùng chỉ quen với cách sử dụng nhung hươu truyền thống nên các sản phẩm chế biến sâu chưa được đón nhận.

Tâm huyết “nâng tầm” đặc sản nhung hươu Hương Sơn

Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ, chương trình quảng bá thương hiệu. (Trong ảnh: Thương hiệu tham gia chương trình quảng bá kết nối du lịch tại Hà Nội vào tháng 4/2022).

Để đưa sản phẩm đến gần hơn với thị trường, anh Chiến đã liên tục tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh, điển hình như Hội chợ Sản phẩm Nông nghiệp tiêu biểu, Hội chợ OCOP, Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao… nhằm quảng bá các sản phẩm chế biến sâu tới người tiêu dùng.

Anh còn chủ động tham gia chương trình OCOP. Cuối năm 2019, 4 sản phẩm của công ty được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, bao gồm 3 sản phẩm đạt OCOP 3 sao là: nhung hươu tươi, nhung hươu thái lát và rượu nhung hươu. Sản phẩm đạt OCOP 4 sao là nhung hươu khô tán bột là một trong số ít sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh đạt 4 sao.

Nói về quyết định của chồng, chị Phạm Thị Thu Hiền (SN 1981) – vợ anh Chiến cho biết: Tôi với chồng đều là giáo viên, cuộc sống gắn với sự nghiệp dạy học cứ trôi qua nhẹ nhàng. Khi chồng tôi nói về việc muốn đầu tư phát triển các sản phẩm từ nhung hươu, tôi vẫn có chút lo lắng. Nhưng khi hiểu được ước mơ và mong muốn của chồng, tôi rất ủng hộ và cùng đồng hành với anh trong xây dựng sự nghiệp.

Tâm huyết “nâng tầm” đặc sản nhung hươu Hương Sơn

Các sản phẩm của công ty còn được mở bán trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Voso…

Với sự ủng hộ của vợ và gia đình, qua gần 3 năm bền bỉ khởi nghiệp với nhung hươu, đến nay, công ty đã đạt doanh thu trên 15 tỷ đồng, lợi nhuận ước tính thu được từ 10 - 15%. Mỗi năm, công ty thu mua trên 1,5 tấn nhung hươu cho bà con, liên kết với một số hộ nuôi hươu trên địa bàn để bao tiêu sản phẩm.

Năm 2020, công ty còn mở thêm cửa hàng bán các sản phẩm OCOP tại tổ dân phố 5, thị trấn Phố Châu, trở thành địa chỉ tin cậy mang đến những nông sản, thực phẩm an toàn, đạt chất lượng đến người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm nay đã mở rộng tới nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhất là các thị trường lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Bên cạnh đó, các sản phẩm của công ty còn được mở bán trên các sàn thương mại điện tử.

Tâm huyết “nâng tầm” đặc sản nhung hươu Hương Sơn

Các sản phẩm của thương hiệu Nhung hươu Chiến Sơn được đầu tư bao bì, nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Nói về định hướng phát triển trong tương lai, anh Chiến chia sẻ: Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng hơn quy mô sản xuất để có thể tiêu thụ thêm sản phẩm nhung hươu cho bà con, mở rộng các kênh bán hàng online nhằm đưa thương hiệu ngày một phát triển, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Kiều Hưng cho biết: Anh Trần Đình Chiến là một trong những người tiên phong trong việc chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu, góp phần nâng cao giá trị của đặc sản huyện miền núi Hương Sơn. Ngoài ra, việc anh Chiến bao tiêu sản phẩm từ nhung hươu cho người dân trên địa bàn đã đảm bảo được đầu ra, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho người dân địa phương.

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.