Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển

(Baohatinh.vn) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng nhấn mạnh: Cả hệ thống chính trị cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển

Sáng 9/3, Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng - Trưởng BCĐ Đổi mới và phát triển KTTT tỉnh và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì hội nghị.

Thời gian qua, lĩnh vực KTTT của Hà Tĩnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có 3 liên hiệp hợp tác xã (HTX), 1.020 HTX, 2.942 tổ hợp tác (THT). Các HTX hoạt động thực chất hơn, đã xuất hiện mô hình HTX kiểu mới điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh giỏi, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, góp phần tích cực vào việc hoàn thành tiêu chí trong xây dựng NTM.

Năm 2022, tổng vốn điều lệ của các HTX gần 2.221.466 triệu đồng; vốn điều lệ bình quân 2.178 triệu đồng; doanh thu bình quân đạt 1.207 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên 48 triệu đồng/người/năm.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển

Ông Phan Thành Biển - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT báo cáo hoạt động của BCĐ Đổi mới và phát triển KTTT tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 123 HTX hoạt động tốt, chiếm tỷ lệ 12,1%; 270 HTX hoạt động khá, chiếm tỷ lệ 26,5%; 359 HTX hoạt động trung bình, chiếm tỷ lệ 35,2%; 234 HTX hoạt động yếu (bao gồm 78 HTX tạm ngừng hoạt động), chiếm tỷ lệ 22,9%; 34 HTX mới thành lập dưới 12 tháng nên chưa đưa vào phân loại, đánh giá, chiếm tỷ lệ 3,3%.

So sánh với kết quả rà soát, phân loại HTX năm 2021, tỷ lệ HTX hoạt động tốt, khá đã tăng từ 35,7% lên 38,6%; tỷ lệ HTX hoạt động yếu kém đã giảm từ 25,3% xuống 22,9%.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đức Thọ Đặng Giang Trung: Quá trình giải thể các HTX hoạt động chưa có hiệu quả còn gặp nhiều vướng mắc; năng lực, trình độ của ban quản lý HTX tại huyện chưa cao nên khó mở rộng quy mô và hạn chế việc cạnh tranh trên thị trường.

Về hoạt động của Ban chỉ đạo (BCĐ) Đổi mới và phát triển KTTT tỉnh, Sở KH&ĐT với vai trò là cơ quan thường trực đã kịp thời phối hợp với các sở, ban, ngành, Liên minh HTX tỉnh và các địa phương tham mưu ban hành, tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển KTTT phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển

Ông Trịnh Văn Ngọc - Giám đốc Sở Tài chính: Sở tiếp tục đồng hành cùng các ngành, địa phương nắm bắt các khó khăn để tháo gỡ vướng mắc cho HTX, THT trong quá trình thực hiện giải ngân các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là đối với Nghị quyết số 56/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Liên minh HTX tỉnh cũng đã phối hợp thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển KTTT; tổ chức tuyên truyền, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực quản lý nghiệp vụ cho các thành viên HTX. Các sở, ngành, đoàn thể tiếp tục có nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển

Ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở NN&PTNT: Việc phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực KTTT, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp của các cấp chưa thường xuyên, cần tập trung tăng cường trong thời gian tới.

Nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ như đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ theo Nghị quyết số 65/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; hỗ trợ các HTX thông qua các chính sách KH&CN; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; xây dựng HTX nông nghiệp kiểu mới, tiêu biểu; cung ứng vốn tín dụng và hỗ trợ lãi suất… đã được tỉnh thực hiện, tạo động lực lớn để phát triển KTTT.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển

Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Liên minh HTX Hà Tĩnh: Cần có thêm các giải pháp phát triển các THT để làm tiền đề xây dựng, phát triển các HTX tốt, vững mạnh trong tương lai; tập trung nâng cao năng lực quản lý chuyên sâu cho khối KTTT.

Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu thành lập mới từ 30 - 40 HTX; tăng số lượng HTX, THT trên các lĩnh vực, đảm bảo hoạt động đúng luật, thực chất, hiệu quả, bền vững; có trên 40% số HTX hoạt động tốt, khá; thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong các HTX tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với năm 2022. Cơ bản cán bộ quản lý HTX có trình độ chuyên môn phù hợp, có kiến thức quản lý kinh tế, có khả năng và kinh nghiệm điều hành hoạt động của HTX...

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển

Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Tiếp tục nghiên cứu tham mưu đề xuất các chính sách hỗ trợ về đất đai, văn phòng làm việc; đào tạo cán bộ quản lý, định hướng xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất - kinh doanh; tập trung thực hiện chuyển đổi số cho các HTX, THT.

Tại cuộc họp, đại biểu đã thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong phát triển HTX và đề xuất nhiều phương án nâng cao hiệu quả KTTT.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh: KTTT là lĩnh vực có vai trò quan trọng nhưng còn gặp nhiều vướng mắc trong thời gian dài nên các sở, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp, có giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho các HTX, THT phát triển.

Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng cho rằng: Thời gian qua, nhận thức về KTTT của cả hệ thống chính trị đã có những bước chuyển tích cực. KTTT tiếp tục có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng NTM. Tuy nhiên, sự quan tâm của một số cấp ủy, chính quyền vẫn chưa đầy đủ; những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực KTTT còn kéo dài, chậm được tháo gỡ. Chưa bám sát để hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, dẫn đến số lượng HTX được tiếp cận chính sách hỗ trợ phát triển của tỉnh, của Trung ương chưa nhiều.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng kết luận hội nghị.

Các thành viên BCĐ đổi mới và phát triển KTTT các cấp chưa chủ động, chưa thể hiện trách nhiệm đầy đủ; việc bám sát thực tiễn cơ sở còn hạn chế…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: Cả hệ thống chính trị cần xác định KTTT đóng vai trò quan trọng đặc biệt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, phải tập trung tháo gỡ vướng mắc lâu nay, tạo điều kiện cho KTTT ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Theo đó, cần chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cấp ủy, chính quyền, người dân; phân công để rà soát, khảo sát lại những yếu kém vướng mắc trong lĩnh vực KKTT từ cơ sở, báo cáo cụ thể bằng văn bản nhằm có sự chỉ đạo sâu sát, chủ động thực hiện giải pháp tháo gỡ.

Ngoài ra, cần tập trung xây dựng các HTX điển hình về tổ chức hoạt động, quản lý; quan tâm, có cơ chế đặc thù để góp phần xây dựng các HTX nông nghiệp, HTX môi trường; chú trọng gắn với chuyển đổi sổ nhằm nâng cao hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, cần nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với KKTT, phát huy hơn nữa vai trò của Liên minh HTX tỉnh - tổ chức đại diện cho quyền lợi hợp pháp của các HTX, THT trên địa bàn tỉnh.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về KTTT và các thành viên, những người tham gia KTTT; tiếp tục hỗ trợ HTX, THT tiếp cận tốt các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phản ánh các kiến nghị tại cơ sở để giúp KTTT phát triển.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.