Thạch Hà ráo riết khoanh vùng, dập dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Ngay sau khi phát hiện dịch tả lợn châu Phi tại 2 xã Tân Lâm Hương và Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tập trung các biện pháp khoanh vùng, dập dịch và chủ động phòng dịch ở các địa bàn chưa xuất hiện dịch.

Ngày 25/11 vừa qua, tại hộ ông Thái Văn Bình (thôn Tiền Thượng, xã Tân Lâm Hương) và ông Lê Thanh Hải (thôn Quý Hải, xã Thạch Ngọc) xuất hiện tình trạng lợn ốm chết không rõ nguyên nhân. Trong đó, tại hộ ông Bình ban đầu có 1 con lợn chết trong tổng đàn 23 con, hộ ông Hải ban đầu phát hiện 2 con lợn chết trong tổng đàn 7 con.

Thạch Hà ráo riết khoanh vùng, dập dịch tả lợn châu Phi

Xã Tân Lâm Hương đã đặt chốt cảnh báo dịch bệnh tại đường vào thôn Tiền Thượng và thực hiện xịt khử khuẩn đối với các phương tiện vào ra thôn.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Thạch Hà đã trực tiếp đến các hộ dân lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm xác định bệnh để kịp thời có phương án xử lý. Đến chiều 27/11, các kết quả đều phát hiện vi-rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi. Hiện nay, các cơ quan liên quan đã tiêu hủy toàn bộ 2 đàn lợn của 2 hộ dân với 30 con lợn.

Ông Trần Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương cho biết: “Ngay khi phát hiện có lợn chết bất thường, trong quá trình chờ kết quả xét nghiệm, xã đã phối hợp với người dân rắc vôi tiêu độc, khử trùng chuồng trại và tuyên truyền, nhắc nhở người dân theo dõi sát sao, cập nhật tình hình đàn lợn và tuyệt đối không di chuyển lợn ra khỏi địa bàn. Cùng với việc tiêu hủy số lợn còn lại trong 2 đàn lợn đã có lợn chết vì dịch tả lợn châu Phi, xã đã lập chốt rào chắn cảnh báo khu vực có dịch và xịt khuẩn, tiêu độc, khử trùng chuồng trại”.

Cũng theo ông Cường, ngoài thực hiện các biện pháp xử lý lợn bị dịch ở hộ dân, xã Tân Lâm Hương cũng tiến hành rà soát số lượng vật nuôi trong thôn Tiền Thượng và các thôn các trên địa bàn; thông tin các gia đình theo dõi chặt chẽ tình hình đàn vật nuôi của mình, kịp thời báo cáo chính quyền khi xảy ra bất thường.

Thạch Hà ráo riết khoanh vùng, dập dịch tả lợn châu Phi

30 con lợn của 2 hộ dân đã bị tiêu hủy.

Phát hiện dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn, hiện nay, chính quyền xã Thạch Ngọc cũng đang quyết liệt tập trung công tác dập dịch. Sau khi tiêu hủy số lợn bệnh, xã đang tăng cường tuyên truyền, thông báo rộng rãi các giải pháp phòng, chống dịch để người dân chủ động.

Bí thư Đảng ủy xã Thạch Ngọc Lê Thanh Hải cho biết: “Chúng tôi đang tích cực hướng dẫn người dân chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch; vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường khu vực nuôi, các khu vực liên quan, đồng thời, thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Cơ quan chuyên môn nắm bắt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm đến tận từng hộ chăn nuôi của từng thôn, cơ sở chăn nuôi nhằm theo dõi, phát hiện sớm, báo cáo dịch bệnh kịp thời và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng”.

Thạch Hà ráo riết khoanh vùng, dập dịch tả lợn châu Phi

Người dân Thạch Hà rải vôi bột, tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Bên cạnh đó, để chủ động phòng chống nhằm ngăn chặn, khống chế, bao vây và dập dịch, UBND huyện đã kịp thời hỗ trợ 700 lít hóa chất, các địa phương đã chủ động mua hơn 2 tấn vôi bột để tiến hành tiêu độc khử trùng môi trường, nhất là tại các khu vực chăn nuôi, các trục đường giao thông chính, cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, chợ buôn bán sản phẩm động vật...

Ông Nguyễn Văn Sáu - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: “Sau khi xác định dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn, UBND huyện đã ban hành công điện, yêu cầu chính quyền các xã, thị trấn, các phòng, ngành liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách để dập dịch; đồng thời, triển khai các giải pháp phòng, chống dịch ở các địa bàn chưa xảy ra dịch bệnh. Tuyệt đối không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

Thạch Hà ráo riết khoanh vùng, dập dịch tả lợn châu Phi

Lãnh đạo huyện Thạch Hà kiểm tra công tác phòng, chống dịch ở các xã chưa xảy ra dịch bệnh để kịp thời có biện pháp chủ động phòng dịch.

Hiện nay, tổng đàn lợn trên địa bàn rất lớn với hơn 39.000 con. Cùng với đó, các hộ chăn nuôi đang tăng đàn để phục vụ nhu cầu dịp tết Nguyên đán; hoạt động mua bán, vận chuyển gia tăng. Vì vậy, nguy cơ các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Huyện sẽ tiếp tục tập trung cao cho công tác phòng, chống dịch bệnh; rà soát nắm chắc tổng đàn vật nuôi, số hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi, giám sát chặt chẽ tình hình để phát hiện sớm, xử lý dịch bệnh kịp thời. Khuyến cáo người chăn nuôi khi lợn đến tuổi xuất chuồng cần xuất bán ngay; không tăng đàn, tái đàn khi không đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh. Người chăn nuôi khi mua lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng; cách ly theo dõi trước khi nhập đàn, thực hiện tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.