Miếu Mái được xây dựng đẹp như chốn tiên cảnh
Theo tương truyền, miếu Mái còn có tên gọi là đền Thánh Mẫu, đền Đá Mại, được lập từ cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Hiện nay, miếu Mái tọa lạc trong diện tích gần 600m2 , trở thành chốn tâm linh linh thiêng cho bà con trong và ngoài xã.
Miếu thờ thiên thần Thánh Đức Mẹ. Chính từ đây đã sinh ra 3 vị thần Tam lang, nay được thờ ở 3 ngôi miếu cách đó không xa là miếu Hội (còn gọi là đền Thượng), đền Sắc (còn gọi là đền Trung) và Đàn Hai (còn gọi là đền Hạ).
Lễ Kỳ phúc lục ngoạt là lễ lớn nhất của miếu Mái, được tổ chức vào ngày 15/6 âm lịch hằng năm
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, miếu Mái bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến tháng 4/2015, ông Hồ Văn Sỹ - một người dân thôn Hòa Lạc đã phát tâm trùng tu.
Từ đó đến nay, miếu Mái được tôn tạo lại với các hạng mục là các gian thờ, khuôn viên cây cảnh, ao sen...
Ông Sỹ dành mọi tâm huyết cho việc tôn tạo không gian miếu. Ông cũng là người thường xuyên đến trông coi, chăm sóc hương hỏa và vệ sinh khu vực miếu.
cận cảnh một chiếc chum tại Miếu Mái
Những chiếc chum được sắp đặt liền kề
Với mong muốn xây dựng không gian miếu vừa thanh thoát vừa giản dị, ông Sỹ đi khắp làng trên xóm dưới xin từng chiếc chum về trồng hoa, cây cảnh...
... và dày công cải tạo ao, đi khắp các vùng xin giống sen hồng về trồng
Vào mùa hạ, sen nở lên hương thơm ngát một vùng. Sắc hồng của hoa lẫn trong sắc xanh của lá tạo nên không gian vừa đẹp mắt vừa thanh tao
Một miếu thờ nhỏ được đặt giữa ao sen thờ chúng sinh.
Những chùm hoa khoe sắc...
... tạo nên khung cảnh đẹp nên thơ
Sự hài hòa của hoa lá, cỏ cây
Nơi đây được coi như “chốn bồng lai” để người dân đến thư thái tâm hồn.
Nhiều người con quê hương và du khách gần xa đã tìm đến đến đây để vãn cảnh.