Thành kính tưởng nhớ Lê Triều Hoàng hậu Ngô Thị Quận Quân

(Baohatinh.vn) - Ngay sau ngày khai hội đền Vại (ngày 17/2, tức ngày 12/2 âm lịch), hàng ngàn người dân ở xã Ân Phú và các vùng lân cận trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã đến dâng hương, lễ vật.

Thành kính tưởng nhớ Lê Triều Hoàng hậu Ngô Thị Quận Quân

Lãnh đạo chính quyền các cấp và đông đảo nhân dân trong vùng về dự khai lễ đền Vại...

Đền Vại (còn gọi là đền Nhà Bà) nằm dưới chân núi Mồng Gà, thuộc thôn 1, xã Ân Phú. Đền là nơi thờ tự Lê Triều Hoàng hậu Ngô Thị Quận Quân (tên húy là Ngô Thị Ngọc Điệp), con gái của Dụ vương Ngô Từ, hậu duệ thứ 13 của Ngô Quyền. Bà là người có nhiều công lao to lớn đối với dân, với nước.

Tương truyền, ngôi đền này có từ khi đức bà tạ thế, rồi hiển thánh tại đây (vào khoảng cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16). Trải qua hàng trăm năm, đền đã được duy tu, tôn tạo nhiều lần và lần gần đây nhất là vào năm 2008. Hiện nay, trong đền đang còn lưu giữ nhiều sắc phong, hiện vật lịch sử có giá trị.

Thành kính tưởng nhớ Lê Triều Hoàng hậu Ngô Thị Quận Quân

Nhân dân trong vùng thành kính mang lễ vật đến dâng hương tưởng nhớ công ơn người đã giúp dân, giúp nước...

Năm 2009, Đền Vại được UBND tỉnh Hà Tĩnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh; hàng năm, xã Ân Phú đều tổ chức lễ hội truyền thống này nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao to lớn của Lê Triều Hoàng hậu Ngô Thị Quận Quân và các vị thần trong việc mở mang bờ cõi, chống giặc ngoại xâm.

Thành kính tưởng nhớ Lê Triều Hoàng hậu Ngô Thị Quận Quân

Ngoài tưởng nhớ công lao của các vị tiền nhân có công giúp nước thì lễ hội đền Vại còn là dịp để cầu cho "Quốc thái dân an", sức khỏe dồi dào, mùa màng tươi tốt...

Trong ngày lễ, mỗi thôn làm một mân cỗ và cử người đại diện để làm lễ dâng sớ, cầu an với mong muốn được che chở cho "Quốc thái dân an", "Mưa thuận gió hòa", sức khỏe dồi dào, mùa màng tươi tốt, nhân dân làm ăn gặp nhiều thuận lợi và đoàn kết một lòng để xây dựng quê hương ngày càng phát triển...

Đặc biệt, năm nay là tròn 10 năm Đền Vại được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nên những ngày này đông đảo nhân dân Ân Phú, các vùng phụ cận và con em xa quê hương đã đến dâng hương, dâng hoa, chứng kiến lễ đại tế, dâng sớ cầu an, làm lễ thụ lộc.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống