Thêm 1 địa phương ở Hà Tĩnh nuôi thành công hươu sao

(Baohatinh.vn) - Nuôi hươu lấy nhung - mô hình còn khá xa lạ, mới mẻ với người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh), thế nhưng, với quyết tâm phát triển kinh tế bền vững, chị Nguyễn Thị Lộc (thôn Thống Nhất, xã Nam Điền) đã mạnh dạn đầu tư và bước đầu có dấu hiệu khởi sắc.

Thêm 1 địa phương ở Hà Tĩnh nuôi thành công hươu sao

Bắt đầu từ tháng 10/2022, chị Nguyễn Thị Lộc chuyển hướng từ nuôi bò sang nuôi hươu lấy nhung.

Nghề nuôi hươu và sản xuất các sản phẩm từ nhung hươu đã trở thành truyền thống lâu đời của người dân huyện miền núi Hương Sơn. Tuy nhiên, tại Thạch Hà, mô hình này chưa xuất hiện nhiều trên địa bàn, chủ yếu nuôi rải rác từ 1 - 2 con trong các hộ dân ở các xã Lưu Vĩnh Sơn, Ngọc Sơn, Thạch Hội.

Cũng như nhiều gia đình ở vùng Tây Nam Thạch Hà, gia đình chị Nguyễn Thị Lộc (thôn Thống Nhất, xã Nam Điền) từng chăn nuôi bò thịt song chẳng mấy khả quan. Qua tìm hiểu từ người quen và quá trình tham quan, học hỏi từ một số mô hình tại Hương Sơn, chị Lộc thấy nuôi hươu lấy nhung cho hiệu quả kinh tế khá rõ nét. Cũng từ đó, ý tưởng làm giàu từ nuôi hươu được nhen nhóm.

Thêm 1 địa phương ở Hà Tĩnh nuôi thành công hươu sao

Tháng 10/2022, vợ chồng chị Lộc đầu tư gần 500 triệu đồng để xây dựng nhà nuôi hươu và nhập 10 con giống (hươu đực) từ Công ty CP Hươu giống Hương Sơn.

Tháng 10/2022, vợ chồng chị Lộc sử dụng toàn bộ số vốn tích cóp được, vay mượn thêm anh em, họ hàng được tổng số tiền gần 500 triệu đồng để đầu tư nhà nuôi hươu và nhập 10 con giống (hươu đực) từ Công ty CP Hươu giống Hương Sơn.

Theo chị Lộc, ưu điểm của hươu là sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật, dễ thích nghi với mọi điều kiện khí hậu. Đặc biệt, nguồn thức ăn của loài vật này chủ yếu là lá sung, lá mít, cỏ voi, bột ngô... khá dễ trồng và tận dụng được từ vườn nhà. Để giữ vệ sinh trại hươu, chị Lộc dùng tro trấu trộn lẫn rơm rạ để làm đệm lót cho các ô chuồng được sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.

Thêm 1 địa phương ở Hà Tĩnh nuôi thành công hươu sao

Nguồn thức ăn của loài vật này chủ yếu là lá sung, lá mít, cỏ voi, bột ngô... khá dễ trồng và tận dụng được từ vườn nhà

Đến nay, chỉ sau 6 tháng triển khai mô hình, 10 con hươu giống của gia đình sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó, đã có 2 con cho thu hoạch nhung với giá 12 triệu đồng/kg, đưa lại nguồn thu nhập gần 25 triệu đồng.

“Trung bình một năm, mỗi con hươu đực sẽ cho 2 lần lấy nhung. Dự tính, với giá thành 12 triệu đồng/kg, 10 con hươu sẽ cho thu nhập 240 triệu đồng sau 2 lần cắt. So với nuôi bò trước đây, mô hình này cho giá trị kinh tế cao gấp đôi trong khi người nuôi có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và vật nuôi này ít bệnh tật” - chị Lộc chia sẻ.

Thêm 1 địa phương ở Hà Tĩnh nuôi thành công hươu sao

Theo chị Lộc, hươu là loài vật khá dễ nuôi, ít dịch bệnh và có khả năng hồi phục sức khỏe sau cắt nhung khá tốt.

Những tín hiệu khởi sắc bước đầu là động lực để gia đình chị Lộc tiếp tục mở rộng mô hình. “Tôi hy vọng thời gian tới, các cấp, ngành và chính quyền địa phương đồng hành, hỗ trợ để có thể nhân rộng mô hình nuôi hươu trên địa bàn. Tôi mong muốn đầu tư thêm chuồng trại để phát triển nghề theo hướng bền vững, giúp gia đình ổn định cuộc sống” - chị Lộc cho hay.

Sau mô hình đầu tiên của gia đình chị Nguyễn Thị Lộc, ông Nguyễn Văn Tuấn (thôn Thống Nhất) cũng đã tìm hiểu, khảo sát và bước đầu nuôi 6 con giống từ tháng 3/2023.

“Chúng tôi mong muốn những nông dân khác trong vùng, trong huyện cũng mạnh dạn đầu tư để tăng tổng đàn hươu. Có như vậy, nghề nuôi hươu mới bền vững” - ông Tuấn trao đổi.

Thêm 1 địa phương ở Hà Tĩnh nuôi thành công hươu sao

Nuôi hươu đang tạo bước khởi sắc trong phát triển kinh tế tại xã Nam Điền.

Chủ tịch UBND xã Nam Điền Nguyễn Sỹ Quý cho biết: “Xã Nam Điền đã đăng ký đạt chuẩn NTM kiểu mẫu 2023 ngay từ đầu năm, do vậy, chính quyền địa phương hiện đang tập trung cao cho tiêu chí thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Mô hình nuôi hươu lấy nhung của chị Nguyễn Thị Lộc đã tạo ra bước khởi đầu mới trong hướng phát triển kinh tế của địa phương. Vì thế, mô hình tiềm năng này cần được nhân rộng".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),