Thuận Lộc thoát nguy cơ "rớt chuẩn" nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Thuộc nhóm xã tốp đầu đạt chuẩn NTM năm 2013, tuy nhiên, sau đợt rà soát, đánh giá lại của tỉnh đầu năm 2018, Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh) có 3 tiêu chí cần tập trung củng cố và nâng cấp, nếu không muốn "rớt chuẩn".

Thuận Lộc thoát nguy cơ “rớt chuẩn” nông thôn mới

Bộ mặt nông thôn Thuận Lộc đã có nhiều thay đổi, nhất là hệ thống hạ tầng cơ sở

Ông Bùi Quang Liên - Chủ tịch UBND xã Thuận Lộc cho biết: Dù đã về đích NTM từ năm 2013, tuy nhiên, có 3 tiêu chí là môi trường, giao thông, khu dân cư kiểu mẫu phải được củng cố, nếu không sẽ mất chuẩn. Đối với tiêu chí môi trường, một bộ phận người dân còn xả rác không đúng nơi quy định và hộ chăn nuôi chưa làm bể biogas gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan. Tiêu chí giao thông, thời điểm trước, xã đã đạt nhưng theo bộ tiêu chí mới, các tuyến đường này phải mở rộng để đạt mặt đường rộng tối thiểu 5m. Khu dân cư nông thôn mới Thuận Sơn với 123 hộ, 493 nhân khẩu còn hạn chế trong xây dựng vườn mẫu.

Mặc dù xuất phát điểm thấp với hầu hết hộ dân sống bằng nghề nông nghiệp nhưng với nội lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền nên đến nay thôn Thuận Sơn đã hoàn thành 10 tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Tất cả các con đường trong thôn đều được bê tông hóa, đảm bảo quy định; điện chiếu sáng công cộng được lắp đặt bám theo các tuyến.

Thuận Lộc thoát nguy cơ “rớt chuẩn” nông thôn mới

Ông Nguyễn Văn Sơn (thôn Thuận Sơn) đang hoàn thành nốt phần xây lại hàng rào theo mẫu của thôn.

Ông Nguyễn Văn Sơn, thôn Thuận Sơn bày tỏ: "Bộ mặt của khu dân cư giờ rất tươi sáng là nhờ hệ thống chính trị tập trung cao, đặc biệt là tinh thần đồng thuận của nhân dân. Nhờ tăng cường đôn đốc, tuyên truyền, các hộ đã sửa sang lại cảnh quan, bố trí tường rào theo một mẫu thống nhất, cổng ngõ các gia đình đều gọn gàng, sạch đẹp hơn. Được chính quyền hỗ trợ kinh phí như các hộ trong thôn, gia đình tôi đang hoàn thành nốt việc xây lại tường rào”.

Người dân thôn Thuận Sơn năm 2018 cũng hăng hái xây dựng vườn mẫu. Đến nay, Thuận Lộc đã xây dựng được 20 vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao. Bà Hoàng Thị Thanh - chủ mô hình vườn mẫu tại thôn Thuận Sơn chia sẻ: "Thực hiện chủ trương xây dựng vườn kiểu mẫu, với vận động của các cấp, gia đình đã chỉnh trang khuôn viên tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, rồi đưa những cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Hiện tại, thu nhập từ vườn mẫu của gia đình tôi gần 100 triệu/năm".

Thuận Lộc thoát nguy cơ “rớt chuẩn” nông thôn mới

Bà Hoàng Thị Thanh (thôn Thuận Sơn) chăm sóc rau trong vườn để phục vụ cho dịp tết

Cùng với việc xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu, để tăng thu nhập và nâng cao đời sống, người dân Thuận Lộc đang tập trung phát triển mạnh chăn nuôi. "Nhờ nỗ lực vận động tuyên truyền, các hộ nuôi gia súc, gia cầm đã đầu tư khắc phục hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể biogas. Hơn nữa, khác trước đây, các tuyến đường được đầu tư xây dựng có hệ thống thoát nước, nên nước thải sinh hoạt xả ra môi trường có mương để thu gom" - Chủ tịch UBND xã Thuận Lộc Bùi Quang Liêm cho biết.

Thuận Lộc thoát nguy cơ “rớt chuẩn” nông thôn mới

Gia đình bà Trần Thị Thủy thôn Chùa, đầu tư 15 triệu đông làm bể bioga giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đồng thời để gia đình có nguồn gas phục vụ hàng ngày.

Được biết, để hoàn thành các tiêu chí, từ đầu năm đến nay, Thuận Lộc đã huy động gần 1 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước các cấp hơn 560 triệu đồng, còn lại nhân dân đóng góp.

Ông Hoàng Thanh Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hồng Lĩnh cho biết: "Nhờ nỗ lực, tập trung cao, đến nay, xã Thuận Lộc đã hoàn thành tiêu chí môi trường, các tuyến đường trục chính được nâng cấp theo tiêu chí mới, mặt đường rộng 5m với hơn gần 4 km. Khu dân cư kiểu mẫu và vườn mẫu đạt trên 95% theo theo bộ tiêu chí quy định. Mong rằng, những kết quả sau gần 5 năm đạt chuẩn NTM còn tạo đòn bẩy để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thuận Lộc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM".

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),