Thực hiện Nghị quyết 06, Thạch Hà đã tập trung, tích tụ ruộng đất đạt 2.132,3ha

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà đã triển khai thực hiện phong trào phá bỏ bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, tập trung, tích tụ ruộng đất tại 21/21 xã, thị trấn với diện tích 2.132,3ha.

Sáng 6/2, tại xã Thạch Trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Hà tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo (Nghị quyết 06).

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng và lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh cùng dự.

Thực hiện Nghị quyết 06, Thạch Hà đã tập trung, tích tụ ruộng đất đạt 2.132,3ha

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng và lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh cùng dự.

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 06, 21/21 xã, thị trấn ở Thạch Hà đã triển khai thực hiện phong trào phá bỏ bờ thửa nhỏ, thành ô thửa lớn, tập trung, tích tụ ruộng đất với diện tích 2.132,3ha, chiếm 26,3% diện tích sản xuất lúa; trong đó, năm 2022, thực hiện tại 16 xã, thị trấn với diện tích 857,3ha.

Tổng số thửa trước khi phá bờ thửa là 28.320, tổng số thửa còn lại sau khi phá là 2.831 thửa; bình quân diện tích 1 thửa sau khi phá bở bờ thửa nhỏ là 7.529 m2.

Ngoài việc cải tạo, phá bờ thửa nhỏ, các địa phương tập trung thực hiện cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất; nạo vét 28,5km các tuyến kênh tưới, tiêu nội đồng; đào đắp và xây dựng 32,2 km giao thông nội đồng...

Thực hiện Nghị quyết 06, Thạch Hà đã tập trung, tích tụ ruộng đất đạt 2.132,3ha

Chủ trì hội nghị.

Trong năm 2022, huyện thực hiện chuyển đổi ruộng đất tại 6 xã: Thạch Sơn, Thạch Hội, Thạch Trị, Nam Điền, Lưu Vĩnh Sơn và Ngọc Sơn với tổng diện tích chuyển đổi 755,96ha của 3.228 hộ. Trong đó, 1.409 hộ sau chuyển đổi còn 1 thửa/hộ, chiếm 43,6%; 1.820 hộ sau chuyển đổi còn 2 thửa/hộ, chiếm 56,4%.

Toàn huyện có 62,39ha cho thuê đất sản xuất lúa tại 2 xã Lưu Vĩnh Sơn và Thạch Long.

Huyện cũng đã tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các công ty tại các diện tích đã cải tạo, phá bờ thửa nhỏ hình thành ruộng sản xuất lớn, đạt 460ha với khối lượng 1.900 tấn (tương đương 360ha).

Thực hiện Nghị quyết 06, Thạch Hà đã tập trung, tích tụ ruộng đất đạt 2.132,3ha

Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn Đặng Hữu Diệu: Thạch Sơn đã chuyển đổi 100% diện tích đất sản xuất lúa và cây hằng năm nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nghị quyết.

Trên cơ sở kết quả đạt được, Thạch Hà đặt ra mục tiêu tổng quát thời gian tới là tập trung, tích tụ ruộng đất để khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún; tạo điều kiện cho DN, HTX, THT tiếp cận đất đai, đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng NTM theo hướng hiện đại, bền vững.

Thực hiện Nghị quyết 06, Thạch Hà đã tập trung, tích tụ ruộng đất đạt 2.132,3ha

Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Thị Nguyệt: Huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, tích tụ ruộng đất, khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ; tạo điều kiện cho DN, THT, HTX tiếp cận đất đai, đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Thạch Hà phấn đấu năm 2023 hoàn thành và vượt chỉ tiêu cải tạo, phá bờ thửa nhỏ, hình thành ruộng sản xuất lớn diện tích 450 ha; tích tụ, tập trung gắn với chuyển đổi ruộng đất diện tích 890 ha; phấn đấu đến hết năm 2025, có tối thiểu 30% và đến hết năm 2030, có tối thiểu 50% diện tích đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác trên địa bàn huyện được chuyển đổi theo mô hình tập trung ruộng đất, phá bỏ bờ thửa nhỏ hình thành cánh đồng lớn.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nghị quyết; đồng thời đề xuất một số giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng đề nghị huyện Thạch Hà cần đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất để giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất; tập trung đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết sản xuất với nông dân.

Thực hiện Nghị quyết 06, Thạch Hà đã tập trung, tích tụ ruộng đất đạt 2.132,3ha

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Các xã, thị trấn chủ động rà soát và quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, tích tụ ruộng đất cụ thể đến từng thôn xóm, hộ gia đình. Sau khi thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất, tiến hành ngay đo vẽ, chỉnh lý bản đồ, hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng, đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người dân.

Phân công trách nhiệm cho các phòng, ngành, đoàn công tác tăng cường bám nắm, chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn các xã, thị trấn tập trung cao để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch; kịp thời báo cáo về những khó khắn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để được giải quyết, xử lý theo đúng thẩm quyền, đảm bảo luật định...

Trước đó, các đại biểu đã tham quan mô hình trình diễn cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại thôn Bắc Trị, xã Thạch Trị.

Thực hiện Nghị quyết 06, Thạch Hà đã tập trung, tích tụ ruộng đất đạt 2.132,3ha

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng cùng các đại biểu tham quan mô hình trình diễn cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại thôn Bắc Trị, xã Thạch Trị.

Thực hiện Nghị quyết 06, Thạch Hà đã tập trung, tích tụ ruộng đất đạt 2.132,3ha

Máy bay không người lái tham gia trình diễn cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại thôn Bắc Trị, xã Thạch Trị.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.