Thủy sản Nam Hà Tĩnh nỗ lực cán đích mục tiêu kinh doanh chặng cuối năm

(Baohatinh.vn) - Bên cạnh dồn sức cho các đơn hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, những tháng cuối năm Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh (TX Kỳ Anh) còn tập trung phát triển thị trường tiêu thụ nội địa để sớm cán đích mục tiêu kinh doanh đã đề.

Có mặt tại nhà máy chế biến của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh, chúng tôi chứng kiến không khí sản xuất nhộn nhịp, khẩn trương của trên 260 lao động. Tất cả đang nỗ lực để hoàn thiện các đơn hàng mực sushi đã ký kết để xuất đi thị trường Nhật Bản.

Với bí quyết lựa chọn nguồn nguyên liệu tươi ngon, khâu sơ chế nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều năm nay mực sushi của Hà Tĩnh vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp thực phẩm tại Nhật Bản.

Thủy sản Nam Hà Tĩnh nỗ lực cán đích mục tiêu kinh doanh chặng cuối năm

Dây chuyền sản xuất mực sushi của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh.

Ông Phạm Văn Túc – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh cho biết: “Mực sushi vẫn là mặt hàng chiến lược của công ty với nguồn nguyên liệu nội địa (từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình) khoảng 40% và nguồn nhập khẩu từ Indonesia 60%. Tuy vậy, giai đoạn này giá trị của đồng Yên (Nhật Bản) giảm sâu, trong khi nguồn nguyên liệu hạn chế và giá thành cao, do vậy công ty đã ổn định mặt hàng mực sushi chứ không tăng trưởng như những giai đoạn trước. Cụ thể, 9 tháng năm 2022, công ty xuất khẩu 274,5 tấn mực thành phẩm, trị giá 71,6 tỷ đồng”.

Cũng theo ông Phạm Văn Túc, thị trường nội địa đang là “mảnh đất màu mỡ” đối với doanh nghiệp. Nếu như trước đây, công ty chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực xuất khẩu thì trong năm nay, đơn vị còn tập trung khai thác, phát triển thị trường trong nước. Đặc biệt, bên cạnh sản phẩm truyền thống là cá và mực sushi, doanh nghiệp còn đẩy mạnh đưa sản phẩm tôm tẩm bột chiên xù ra thị trường trong nước, nhất là các tỉnh, thành miền Trung và miền Bắc. Theo đó, 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã xuất ra thị trường nội địa 12,3 tấn cá và mực, trị giá gần 2 tỷ đồng và 5,8 tấn tôm tẩm bột chiên xù, trị giá gần 1,5 tỷ đồng.

Thủy sản Nam Hà Tĩnh nỗ lực cán đích mục tiêu kinh doanh chặng cuối năm

Công nhân đóng gói sản phẩm mực sushi để xuất đi Nhật Bản.

Theo phản ánh, tôm tẩm bột chiên xù của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh đang được thị trường nội địa tích cực đón nhận. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú tại các vùng nuôi ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình… là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản lượng.

Hiện nay, công ty đang hoàn thiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm mới này.

Thủy sản Nam Hà Tĩnh nỗ lực cán đích mục tiêu kinh doanh chặng cuối năm

Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh đang hoàn thiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm tôm tẩm bột chiên xù.

Theo đánh giá, những tháng đầu năm 2022, mặc dù đối mặt nhiều khó khăn do đồng Yên (Nhật Bản) bị mất giá, nguồn nguyên liệu trong nước hạn chế và giá nguyên liệu nhập khẩu từ Indonesia tăng cao song Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh đã chủ động “lái” hướng kinh doanh để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, đem về nguồn thu khá cho doanh nghiệp. 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt doanh thu trên 75 tỷ đồng và hiện nay đang dồn sức để cán đích mục tiêu doanh thu 125 tỷ đồng trong cả năm 2022.

Để đảm bảo dây chuyền sản xuất, bên cạnh việc tuyển mới nguồn lao động gắn với đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân hiện có, công ty còn chú trọng cải tiến khoa học công nghệ trong chế biến thực phẩm. Tháng 6/2022, công ty vừa đầu tư 1,8 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp máy móc, thiết bị sản xuất theo hướng hiện đại. Tới đây, doanh nghiệp sẽ tiếp tục triển khai các gói đại tu, nâng cấp dây chuyền sản xuất đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Thủy sản Nam Hà Tĩnh nỗ lực cán đích mục tiêu kinh doanh chặng cuối năm

Những tháng cuối năm, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh đẩy mạnh chế biến sản phẩm từ tôm.

“Những tháng cuối năm 2022 hứa hẹn nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường nên công ty đang tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng doanh thu cao nhất trong giai đoạn nước rút này. Hiện công ty đang tiếp tục tuyển thêm khoảng 100 lao động để tăng dây chuyền sản xuất.

Cùng đó, chủ động kết nối với các cơ sở thu mua thủy hải sản khu vực miền Trung cũng như ký kết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản tại Indonesia để có thể nhập về lượng hàng tươi ngon, chất lượng, chủ động cho dây chuyền sản xuất trong mọi thời điểm” - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Nam Hà Tĩnh Phạm Văn Túc cho biết thêm.

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu kép: vừa ổn định sản xuất để tăng doanh thu, vừa chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vingroup để dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án vào KKT Vũng Áng.
Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

“Tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 7/12.