Tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh chiếm khoảng 57% tổng dư nợ

(Baohatinh.vn) - Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh đến cuối tháng 7 ước đạt khoảng 84.135 tỷ đồng, trong đó, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 57%.

Tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh chiếm khoảng 57% tổng dư nợ

Khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II.

Thực hiện Công văn số 3328/NHNN-TD ngày 18/5/2022 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện Quyết định 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về các chính sách, ưu tiên nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững.

Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp nên hoạt động tín dụng trên địa bàn những tháng đầu năm 2022 tăng trưởng tốt. Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh đến cuối tháng 7 ước đạt khoảng 84.135 tỷ đồng (tăng khoảng 17,22% so với cuối năm 2021). Trong đó, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 57%/tổng dư nợ.

Theo đánh giá, nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã phát huy hiệu quả, tạo nguồn lực để hình thành hàng nghìn mô hình kinh tế tiềm năng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và đóng góp quan trọng vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh chiếm khoảng 57% tổng dư nợ

Được ngân hàng tiếp vốn, nông dân huyện miền núi Vũ Quang phấn khởi xây dựng mô hình kinh tế.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025", thời gian tới, hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Trong đó, ưu tiên tín dụng đối với các xã xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, góp phần quan trọng giúp các xã hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.