Trại lợn VietGAP 8 tháng lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Trang trại của ông Nguyễn Văn Sửu (Tân Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) vừa được chứng nhận trang trại chăn nuôi VietGAP đầu tiên trên địa bàn toàn huyện. Đầu năm đến nay, ông Sửu thu lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng từ trang trại này.

Trại lợn VietGAP 8 tháng lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng

Trang trại rộng 3,5 ha với quy mô trên 2.000 con lợn thịt và 250 con lợn nái

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến trang trại lợn của ông Nguyễn Văn Sửu (Tân Lộc, Lộc Hà) là không khí trong lành, không có mùi hôi thối dù thời điểm này, trong trang trại có đến 2.400 con lợn thịt và 250 con lợn nái.

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, cán bộ kỹ thuật Phan Thị Oanh chia sẻ: “Đây là trang trại chăn nuôi lợn đầu tiên trên địa bàn toàn huyện được Công ty cổ phần Chứng nhận và giám định Vinacert công nhận sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn chất lượng sạch VietGAP theo quy định của Bộ NN&PTNT. Quy mô trang trại đảm bảo mô hình chăn nuôi lợn đúng mẫu, khép kín, ứng dụng công nghệ hiện đại. Sản phẩm khép kín từ nguồn giống đến thương phẩm”.

Trại lợn VietGAP 8 tháng lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng

Lợn nái được nhập giống từ các nước Hà Lan, Mỹ, Đài Loan

Để có được chứng nhận VietGAP, hơn 5 năm qua, chủ trang trại cùng cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân đã tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm nuôi lợn sạch ở các trang trại lớn trên toàn quốc. Đích thân ông Nguyễn Văn Sửu đã xuất ngoại để tìm mua các dòng lợn giống. Tất cả các dòng lợn nái đều xuất xứ từ Đài Loan, Hà Lan, Mỹ cho năng suất, sản lượng, chất lượng cao, đảm bảo thịt ngon và sạch.

Trại lợn VietGAP 8 tháng lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng

Trang trại lắp đặt hệ thống camera theo dõi ở các chuồng

Với quy trình chăn nuôi VietGAP, trang trại đã lắp đặt hệ thống camera giám sát ở tất cả các chuồng trại. Các chuồng cũng được lắp đặt hệ thống quạt gió để điều hòa không khí.

Điểm khác biệt giữa chăn nuôi lợn thông thường và chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP là ở quy trình chăm sóc. Theo đó, chăn nuôi VietGAP quản lý nghiêm ngặt nguồn thức ăn, nước uống.

Hiện nay, thức ăn chăn nuôi của trang trại sử dụng cám Cavi Feed đạt tiêu chuẩn VietGAP của nhà máy liên doanh Canada - Việt Nam. Nguồn nước uống cho lợn trong trang trại đã được khử trùng theo tiểu chuẩn nước sạch người dùng.

Trại lợn VietGAP 8 tháng lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng

Cán bộ kỹ thuật thực hiện cắt rốn và chăm sóc lợn mới sinh

Bên cạnh việc đảm bảo những quy định chặt chẽ ở khâu chăm sóc, vấn đề xử lý chất thải và đảm bảo vệ sinh môi trường cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu của chăn nuôi VietGAP bởi nó ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của vật nuôi.

Trại lợn VietGAP 8 tháng lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng

Phân lợn được công nhân thu gom đưa ra khu xử lý riêng

“Phân lợn khi thải ra thì chúng tôi cho công nhân thu gom, vận chuyển ra khu vực sau trại để xử lý. Nước tiểu thì theo đường dẫn riêng, qua hệ thống xử lý nhiều lần và lắng lọc rồi có thể tái sử dụng.

Xử lý tốt vấn đề môi trường nên trang trại kiểm soát được ô nhiễm và dịch bệnh. Nhờ đó, đàn lợn phát triển khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao” – cán bộ kỹ thuật Phan Thị Oanh chia sẻ.

Trại lợn VietGAP 8 tháng lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng

Mỗi chuồng nuôi lợn thịt có khoảng 600 con

Nhờ đáp ứng những tiêu chuẩn chăn nuôi an toàn nên tỷ lệ sống của lợn đạt cao. Theo đó, một chuồng trại nguồn giống đầu vào khoảng 600 con, nuôi trong vòng 3 tháng xuất chuồng khoảng 550 con (một số bị chết hoặc còi cọc nên bị loại – PV). 8 tháng đầu năm 2018, trang trại của ông Sửu đã xuất 5 lứa. Với giá từ 45.000 – 54.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông Sửu thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng.

Trại lợn VietGAP 8 tháng lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng

Trước khi phối giống, tinh trùng được sàng lọc qua hệ thống máy móc hiện đại

Ông Nguyễn Văn Sửu cho biết: “Thời điểm năm ngoái, giá lợn giảm sâu nhưng trang trại vẫn nuôi với quy mô trên 2.000 con. Mặc dù lỗ nhưng do mình kiểm soát được các khâu nên không để xảy ra tình trạng bỏ trống chuồng”.

Trại lợn VietGAP 8 tháng lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng

Một tuýp tinh trùng có khoảng 250 con giống, cán bộ kỹ thuật sẽ sàng lọc và chọn những con khỏe mạnh rồi thực hiện phối giống

Hiện nay, trang trại của ông Nguyễn Văn Sửu đang tạo việc làm cho 15 lao động với mức lương bình quân từ 7 – 15 triệu đồng/tháng. Sau khi được chứng nhận VietGAP, ông Sửu tiếp tục bắt tay xây dựng trang trại an toàn dịch bệnh và tạo chuỗi giá trị trong chăn nuôi. Một khi xây dựng được chuỗi giá trị này, sản phẩm của trang trại ông Sửu sẽ vào hệ thống các siêu thị trên toàn quốc thay vì nhập cho thị trường Hà Nội như hiện nay.

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.