Về thăm thầy giáo cũ ở làng quê Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Mỗi dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các cựu học sinh lớp 12H, niên khóa 1996-1999, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại dành thời gian về thăm thầy giáo cũ của mình. Năm nay, người thầy của họ đang nằm trên giường bệnh.

Về thăm thầy giáo cũ ở làng quê Hà Tĩnh

Mỗi năm vào dịp 20/11, anh Phan Trọng Hiền (bên trái) lại hẹn các bạn về thăm và chúc mừng thầy cô giáo cũ

Anh Phan Trọng Hiền (SN 1980, tại thôn Yến Giang, Hồng Lộc, Lộc Hà) - cựu lớp trưởng lớp 12H, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, niên khóa 1996-1999 chia sẻ: “Hằng năm, dịp 20/11, chúng tôi lại hẹn nhau về thăm và chúc mừng các thầy, cô giáo cũ của mình.

Tuy nhiên, năm nay có phần đặc biệt hơn khi tôi mới nhận được tin người thầy chủ nhiệm những năm cuối cấp THPT của chúng tôi bệnh nặng vừa mới đi chữa trị về. Thầy năm nay đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe yếu”

Về thăm thầy giáo cũ ở làng quê Hà Tĩnh

Anh Phan Trọng Hiền - cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi trò chuyện về người thầy mà anh cùng các bạn rất kính trọng

Anh Phan Trọng Hiền hiện công tác trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp tại tỉnh Cao Bằng. Người giáo viên mà anh nói đến là thầy Lê Đình Quyền (SN 1949), cựu giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, hiện sống ở xã Thạch Mỹ (Lộc Hà).

Năm 1971, sau khi tốt nghiệp Khoa Vật Lý, Trường Đại học Vinh, thầy Lê Đình Quyền đã lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị -Thừa Thiên. Năm 1974, thầy bị thương và trở về quê tiếp tục công tác dạy học.

Trong cuộc đời 35 năm làm nghề dạy học, thầy Quyền có 20 năm (1980-2000) gắn bó với Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi. Từ năm 2001-2009, thầy về công tác tại Trường THPT Mai Thúc Loan.

Về thăm thầy giáo cũ ở làng quê Hà Tĩnh

Thầy Lê Đình Quyền trong dịp gặp gỡ học sinh cũ về hội khóa tháng 7/2019

Quá trình công tác, thầy Quyền luôn là giáo viên tiêu biểu được nhiều thế hệ học sinh mến phục. Sau khi nghỉ hưu, người thầy giáo thương binh (hạng 4/4) vẫn miệt mài làm công tác xã hội đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Hội Khuyến học và Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Lộc Hà (2014-2019).

Nhóm cựu học sinh lớp 12H (khóa 1996-1999) Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi về thăm thầy Lê Đình Quyền lần này, ngoài anh Phan Trọng Hiền, còn có 14 người khác. Tất cả đều đang làm việc hoặc sinh sống tại Hà Tĩnh và Nghệ An.

Về thăm thầy giáo cũ ở làng quê Hà Tĩnh

21 năm sau khi ra trường, các cựu học sinh lớp 12 H (khóa 1996-1999) Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi vẫn xúc động khi nhắc lại những kỷ niệm về thầy giáo Lê Đình Quyền

Vào chiều thứ 7, giữa tháng 11/2020 vừa qua, họ đã hẹn gặp nhau tại một quán cà phê gần thị tứ Thạch Châu. Trong lúc chờ đợi, những người đã đến tranh thủ xem lại bức ảnh kỷ yếu họ chụp lúc ra trường. 21 năm trôi qua, giờ ai cũng khác, mỗi người một công việc và có những lo toan cho cuộc sống riêng nhưng khi ngắm lại bức hình, họ đều cảm thấy ấm áp vì tình bạn, tình thầy trò vẫn gắn bó như ngày nào. Đặc biệt, nhắc đến kỷ niệm về người thầy của mình, ai cũng xúc động.

Thiếu tá Lê Sỹ (hiện công tác ở Đội CSGT huyện Lộc Hà) cựu học sinh lớp 12H chia sẻ: “Thầy Quyền không chỉ là thầy giáo chủ nhiệm mà còn là ân nhân của tôi. Chính thầy đã nâng đỡ tận tình và định hướng để tôi từ một cậu học trò nghèo vươn lên thực hiện ước mơ trở thành người cảnh sát nhân dân”.

Về thăm thầy giáo cũ ở làng quê Hà Tĩnh

Từ sự quan tâm của thầy Quyền, anh Tô Xuân Văn (bên phải) đã nhận thêm được nhiều sự sẻ chia của bạn bè.

Còn cựu học sinh Tô Xuân Văn (Thạch Châu, Lộc Hà) xúc động: “Không chỉ quan tâm đến học trò lúc còn chủ nhiệm, mãi sau này thầy vẫn để ý theo dõi cuộc sống của chúng tôi. 4 năm trước, tôi bị tai nạn lao động nguy kịch tưởng không qua khỏi. Khi biết tin, thầy đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều, thầy còn kêu gọi các bạn trong lớp quan tâm ủng hộ. Nhờ đó, tôi đã vượt qua "cửa tử” dần bình phục như ngày hôm nay”.

Anh Phan Trọng Hiền cho biết: Hơn 1 năm trước, lớp anh đã về gặp thầy khá đông đủ. Dù bây giờ các anh/chị đã trưởng thành nhưng với thầy vẫn là những cô cậu học trò nhỏ. Thầy vẫn nhắc họ phải tiếp tục rèn luyện đạo đức và chăm chỉ lao động phục vụ cho gia đình và cống hiến cho xã hội...

Về thăm thầy giáo cũ ở làng quê Hà Tĩnh

Nhóm cựu học sinh háo hức chờ đợi giây phút thầy giáo cũ sẽ bất ngờ, hạnh phúc khi họ đến thăm mà không báo trước ...

Vì vậy, lần trở về này, anh và các bạn muốn tạo cho thầy một sự bất ngờ nhằm động viên thầy phấn chấn có tinh thần đấu tranh với bệnh tật nên đã không báo trước. Sau khi mọi người đến đầy đủ, nhóm cựu học sinh do anh Phan Trọng Hiền dẫn đầu đã đến nhà thầy Lê Đình Quyền nhưng chưa kịp vui mừng thì họ hụt hẫng khi thầy của mình vừa nhập viện trở lại.

Chị Lê Thanh Hòa, con gái thầy Quyền, hiện là giáo viên Trường THCS thị trấn Lộc Hà (Lộc Hà) cho biết: “Sau một thời gian chữa trị, bệnh của bố tôi đã thuyên giảm và được trở về nhà an dưỡng. Tuy nhiên, ngày hôm trước, tình hình chuyển biến xấu trở lại nên gia đình đã đưa bố tôi ra Hà Nội để tiếp tục chữa trị”

Về thăm thầy giáo cũ ở làng quê Hà Tĩnh

Họ có phần hụt hẫng, lo lắng khi về thăm mà không gặp được thầy của mình.

Hoàn cảnh của thầy Quyền hiện tại rất éo le. Ngoài thầy đi viện, cô Trần Thị Đạm (71 tuổi, vợ thầy) là một cựu giáo viên, sức khỏe rất yếu phải ngồi xe lăn. Các con thầy vất vả khi phải thay nhau chăm sóc cho cả hai người.

Không được gặp thầy giáo cũ tại nhà nhưng nhóm cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi vẫn quyết định cử đại diện lớp ra Hà Nội để thăm tình hình sức khỏe của thầy.

Ngay tối hôm đó, anh Phan Trọng Hiền, đại diện cựu học sinh lớp 12H, đã bắt chuyến xe đêm từ Hà Tĩnh ra Hà Nội. Theo hướng dẫn của gia đình thầy Quyền, anh Hiền đã tìm được đến Khoa nội Thần Kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nơi thầy giáo của anh đang điều trị.

Về thăm thầy giáo cũ ở làng quê Hà Tĩnh

Thầy Lê Đình Quyền (giữa) xúc động khi nhận được bó hoa tươi thắm và lời chúc ấm áp từ những học sinh cũ của mình. Trong ảnh: Từ trái qua phải Thiếu tá, Bác sỹ Nguyễn Cao Vinh, thầy Lê Đình Quyền và anh Phan Trọng Hiền tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Thiếu tá, Bác sỹ Nguyễn Cao Vinh, Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đồng thời cũng là cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi cho biết: “Thầy Quyền bị liệt hai tay do thoái hoá và hẹp ống sống cổ từ C3-C7. Hiện tại, thầy đang được theo dõi và điều trị”.

Xúc động khi nhận bó hoa tươi thắm cùng lời chúc mừng ấm áp từ học sinh cũ của mình, thầy Lê Đình Quyền nhắn nhủ: “Thầy cảm ơn các em rất nhiều. Đến lúc này, sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh mà thầy đã dạy, cho thầy một niềm tin sâu sắc rằng: cuộc đời thầy đã chọn đúng nghề và nghề giáo đúng là nghề cao quý nhất.

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Đọc thêm

Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.