Về “thủ phủ” cam chanh...

(Baohatinh.vn) - Những vườn cam trĩu quả trên vùng đồi núi cằn cỗi đã cho thu hoạch, báo hiệu một mùa cam thắng lợi cho người dân Sơn Thọ (Vũ Quang)...

Về “thủ phủ” cam chanh... ảnh 1

Nhờ chất đất và khí hậu phù hợp nên cam Sơn Thọ phát triển tốt, năng suất rất cao

Cam bén rễ đất cằn

Là xã miền núi nên Sơn Thọ có quỹ đất tự nhiên rộng lớn với hơn 4.590 ha. Để tận dụng lợi thế về khí hậu và đất đai, ngoài phát triển chăn nuôi và trồng rừng thì tìm loại cây ăn quả phù hợp để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con luôn là nỗi trăn trở của cấp ủy, chính quyền địa phương. Từ đó, cam “bén duyên” và trở thành cây trồng chủ lực của xã từ nhiều năm nay.

Ban đầu chỉ trồng thử vài ba sào cam chanh, đến nay, toàn xã đã có hơn 90% hộ trồng cam với tổng diện tích trên 117 ha. Hộ trồng ít thì vài ba sào, nhiều thì 4 ha, với các giống cam chanh, cam bù, cam đường có năng suất và giá trị kinh tế cao.

Phó Bí thư Đảng ủy Nguyễn Đăng Nhàn phấn khởi: “Do chất đất và khí hậu phù hợp nên cam Sơn Thọ phát triển tốt, năng suất rất cao. So với Hương Sơn thì diện tích trồng cam của Vũ Quang ít hơn nhưng nếu so từng xã thì có thể coi Sơn Thọ là “thủ phủ” của cây cam”.

Được biết, các xóm 1, 2, 6, 7 là những nơi có diện tích trồng cam lớn nhất xã. Theo nhiều hộ dân, cam đã cho thu hoạch từ giữa tháng 10 cho đến nay, trong đó, cam chanh thu hoạch đầu tiên, tiếp đó là cam đường, gần tết là cam bù.

Theo ông Nguyễn Khắc Hội - Chủ tịch UBND xã Sơn Thọ, mặc dù đang còn một số diện tích cam bù chưa thu hoạch nhưng tính đến nay, sản lượng vụ cam năm 2014 đã đạt trên 500 tấn, vượt xa con số 110 tấn của năm 2013. Nguyên nhân là do cây cam có giá trị kinh tế cao, người dân tập trung đầu tư nên diện tích tăng lên trên 15 ha, cộng với thời tiết thuận lợi.

Đổi thay nhờ cam

Có thể nói, kể từ ngày cây cam bén rễ và phát triển đã mang lại sự đổi thay lớn cho bà con Sơn Thọ. Từ một xã nghèo vốn chỉ dựa vào cây mía làm mật và trồng rừng, đời sống bà con gặp vô vàn khó khăn, thì đến nay, Sơn Thọ đã trở thành một điển hình trong phát triển kinh tế của huyện Vũ Quang. Thu nhập trung bình của các hộ trồng cam đạt 50 triệu đồng/hộ/năm; thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2013 đạt hơn 17 triệu đồng/người; đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Về “thủ phủ” cam chanh... ảnh 2

Điều trăn trở duy nhất hiện nay của người trồng cam Sơn Thọ là tình trạng sâu bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp

Trong căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, anh Trần Nhật Hùng (xóm 1) bộc bạch: “Cây cam đã làm cho cuộc sống gia đình tôi đổi thay hoàn toàn”. Từ hai bàn tay trắng, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, nhận thấy giá trị kinh tế của cây cam nên vợ chồng anh Hùng phát cỏ 3 ha đất vườn đồi để trồng. Đến nay, vợ chồng anh đã có vườn cam rộng hơn 2 ha. Với sự chăm sóc chu đáo, cẩn thận, bình quân mỗi vụ cam mang lại gần 200 triệu đồng.

“Vụ cam năm nay tiếp tục được mùa. Tính đến nay, chỉ riêng cam chanh bán với giá 30 ngàn đồng/kg, tôi đã thu được 25 triệu đồng, cam đường hơn 50 triệu đồng. Cam bù là có diện tích nhiều nhất thì phải chờ đến giáp tết mới thu hoạch được” - anh Hùng vui vẻ.

Anh Trần Quốc Định (xóm 1) cũng thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ cam. Nhờ đó, gia đình anh đã thoát nghèo bền vững, xây dựng nhà cửa khang trang và có điều kiện nuôi dạy con cái ăn học đàng hoàng.

Điều trăn trở duy nhất hiện nay của người trồng cam Sơn Thọ là tình trạng sâu bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là sâu đục thân, bệnh gân xanh lá vàng chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu. Đặc biệt, dù chất lượng cam của Sơn Thọ không thua kém các địa phương nhưng do chưa xây dựng được thương hiệu nên còn lẫn lộn với cam nơi khác.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.