Vì đâu người nuôi ngao ở Hà Tĩnh thất bát trước mùa thu hoạch?

(Baohatinh.vn) - Hơn 1 tháng nay, thời tiết thay đổi bất thường khiến ngao nuôi thương phẩm đang vào kỳ thu hoạch của người dân ở huyện Lộc Hà, Thạch Hà (Hà Tĩnh) bị chết hàng loạt, thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Vì đâu người nuôi ngao ở Hà Tĩnh thất bát trước mùa thu hoạch?

Vùng nuôi ngao xã Mai Phụ chết trắng bãi nhiều ngày nay.

Về vùng bãi bồi nuôi ngao ở xã Mai Phụ (Lộc Hà) những ngày này, điều dễ cảm nhận là những tiếng thở dài của nhiều người dân nuôi ngao nơi đây.

Được biết, cách đầy hơn tháng, ngao nuôi của bà con Mai Phụ đã bắt đầu chết trắng bãi. Dọc tuyến đường vào thôn Mai Lâm, hàng đống vỏ ngao chất đầy. Chủ đầm ngao Lê Văn Thuận rầu rĩ cho biết: Bỏ ra hơn 50 triệu đồng mua con giống về thả trên diện tích gần 3 ha, chờ hơn 1 năm đến ngày thu hoạch thì ngao chết, thiệt hại khoảng 30 tấn.

Tiếc của, mấy ngày nay, gia đình ông phải ra đầm thu hoạch số ngao còn sống để vớt vát vốn liếng.

Vì đâu người nuôi ngao ở Hà Tĩnh thất bát trước mùa thu hoạch?

Tuyến đường vào thôn Mai Lâm vỏ ngao chất đống

“Với diện tích trên, sản lượng ngao của tôi sẽ đạt gần 60 tấn. Thế nhưng, mọi công sức trông coi, bảo vệ xem như đổ xuống sông, trôi biển, thiệt hại rất nặng nề.” - ông Thuận buồn bã cho biết.

Chị Nguyễn Thị Hải (ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, Lộc Hà) thuê bãi bồi thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà) với diện tích 5ha nuôi ngao thương phẩm cũng chung cảnh ngộ. Chị Hải cho hay: “Chưa bao giờ ngao của gia đình chết nhiều như vậy, chiếm khoảng 80% diện tích. Ra bãi nhìn vỏ ngao nổi trắng trên cát mà xót xa. Ngao nhỏ thì chết ít hơn, chủ yếu là ngao to đang vào kỳ thu hoạch. Không chỉ gia đình tôi mà hầu hết các hộ nuôi ngao trên vùng đất Đỉnh Bàn đều bị thiệt hại”.

Vì đâu người nuôi ngao ở Hà Tĩnh thất bát trước mùa thu hoạch?

Chủ đầm thuê lao động thu gom số ngao chết để bảo vệ môi trường.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Mai Phụ Nguyễn Trọng Hợp, toàn xã Mai Phụ có tổng diện tích nuôi ngao hơn 80 ha với 36 hộ tham gia nuôi trồng. Ngao được thả hơn một năm trước, tháng 2 này bắt đầu cho thu hoạch. Theo tính toán, mỗi ha nuôi ngao đạt sản lượng bình quân 30 - 35 tấn, trị giá khoảng 400 triệu đồng. Song, hơn tháng nay, những hộ nuôi ngao ở xã Mai Phụ thiệt hại bình quân từ 30 – 50% diện tích.. Hiện tượng ngao chết cho đến nay vẫn còn xẩy ra rải rác.

Thời điểm này, mỗi kg ngao sống được bán giá 12.000 đồng- 14.000 đồng (tùy loại). Nếu đạt năng suất, mỗi ha cho lãi cả trăm triệu đồng.

Vì đâu người nuôi ngao ở Hà Tĩnh thất bát trước mùa thu hoạch?

Hàng tấn ngao chết, thiệt hại nhiều tỷ đồng cho người dân.

Ngao chết, các hộ nuôi còn chịu thêm thiệt hại khi phải bỏ tiền thuê người gom để xử lý, vệ sinh đầm nuôi. Bà Lê Thị Tuyến – một người làm công cho hay: Hơn tuần nay, bà được các hộ nuôi ngao thuê đi gom ngao chết, mỗi ngày được trả công 300 nghìn đồng. Ngao chết ngâm dưới bùn nhiều ngày, khi tách vỏ ra, ruột ngao bốc mùi hôi thối, nếu không thu gom sẽ ảnh hưởng đến môi trường.

Vì đâu người nuôi ngao ở Hà Tĩnh thất bát trước mùa thu hoạch?

Người dân nhặt nhạnh những con ngao còn sống để vớt vát.

Ngoài nhặt vỏ ngao, bà còn giúp các chủ đầm gom ngao thương phẩm còn sống để bán cho thương lái. Bình quân, mỗi lao động làm thuê thu gom được khoảng 40 kg vỏ ngao và ngao sống trong ngày.

Ngay sau khi xẩy ra tình trạng ngao chết, huyện Lộc Hà tiến hành kiểm tra, đồng thời phối hợp với Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh tìm nguyên nhân.

Vì đâu người nuôi ngao ở Hà Tĩnh thất bát trước mùa thu hoạch?

Thời tiết bất thường dẫn đến ngao chết hàng loạt.

Theo cán bộ chuyên môn Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh, qua kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm cho thấy, nguyên nhân gây chết ngao trên địa bàn Lộc Hà, Thạch Hà thời gian qua không phải do dịch bệnh. Ngao chết chủ yếu là do thời gian nuôi dài, môi trường nuôi ở đây không đảm bảo, đặc biệt là mật độ nuôi ngao quá cao so với khuyến cáo. Bên cạnh đó, thời tiết vừa qua bất thường cũng là nguyên nhân dẫn đến ngao chết hàng loạt.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.