Vì sao hết thời vụ, gieo trỉa lạc xuân Hà Tĩnh chỉ đạt 65% diện tích?!

(Baohatinh.vn) - Khung lịch gieo trỉa lạc xuân 2020 đã kết thúc (20/2), tuy nhiên, các vùng sản xuất ở Hà Tĩnh chỉ mới đạt 65% kế hoạch. Đây được xem là năm có tiến độ gieo trỉa lạc xuân chậm nhất trong nhiều năm nay…

Vì sao hết thời vụ, gieo trỉa lạc xuân Hà Tĩnh chỉ đạt 65% diện tích?!

Bà Trần Thị Ngọ đã phải gieo đi gieo lại 3 lần kể từ ngày xuống giống lạc xuân vì thời tiết bất lợi.

Đã là lần thứ 3 bà Trần Thị Ngọ (thôn Xuân Khánh, thị trấn Lộc Hà) phải xuống đồng lạc để trỉa lại giống. Hơn 1 sào lạc làm từ thời điểm đầu thời vụ đã hư hỏng gần một nửa vì mưa rét. Cộng thêm 2 sào còn bỏ dở đất, gia đình bà đành phải trở lại “vạch xuất phát” khi lịch thời vụ đã kết thúc.

Bà Trần Thị Ngọ cho biết: “Đúng vào thời điểm xuống giống tập trung thì thời tiết lại bất thuận, mưa kéo dài kèm theo rét. Diện tích đã trỉa bị ngâm nước hư hỏng không nảy mầm, số còn lại không cày đất được. Bây giờ, dù thời tiết vẫn không có nắng, đất không khô kịp nhưng cũng phải trỉa vì không còn thời vụ nữa”.

Vì sao hết thời vụ, gieo trỉa lạc xuân Hà Tĩnh chỉ đạt 65% diện tích?!

Nhiều cánh đồng vẫn lún lầy khiến cho việc gieo trỉa lạc xuân khó khăn, rủi ro cao.

Đến “hạn chót” thời vụ (20/2), toàn huyện Lộc Hà đã gieo trỉa được 840 ha, đạt 80% diện tích theo kế hoạch. Đây được xem là năm khó nhất đối với tiến độ gieo trỉa lạc xuân ở “vựa” lạc Hà Tĩnh. Trong khi những cánh đồng khô cạn cây lạc đã đâm chồi thì nhiều diện tích đất vẫn còn dang dở, lún lầy.

Ông Phan Văn Thanh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Lộc Hà cho biết: “Hiện nay, những diện tích còn lại chủ yếu tập trung ở vùng sản xuất không tập trung của các xã Thạch Châu, Hồng Lộc, Bình An. Trong điều kiện thời tiết không mưa, huyện đang phấn đấu hoàn thành gieo trỉa trước 25/2 tới”.

Vì sao hết thời vụ, gieo trỉa lạc xuân Hà Tĩnh chỉ đạt 65% diện tích?!

Trong khi nhiều vùng thuận lợi, lạc đã vào giai đoạn chăm sóc.

Ở TX Hồng Lĩnh, dù diện tích sản xuất lạc xuân thuộc vào nhóm ít nhất tỉnh (15 ha) nhưng trong tình thế bất khả kháng của thời tiết nên địa phương vẫn chưa thể hoàn thành.

Bà Nguyễn Thị Quang (TDP Trung Hậu, phường Trung Lương) lo lắng: “Nhà tôi làm 4 sào nhưng chỉ mới gieo được một nửa vì đất ướt quá. Bây giờ gieo thì giống không nảy mầm, không gieo thì chậm thời vụ, gặp hạn thì cây cũng không cho thu hoạch. Thời tiết năm nay làm khó nhà nông quá!”.

Vì sao hết thời vụ, gieo trỉa lạc xuân Hà Tĩnh chỉ đạt 65% diện tích?!

Số diện tích chưa thể gieo trỉa lại phải phụ thuộc vào thời tiết.

Đến thời điểm này, khi khung lịch thời vụ gieo trỉa lạc xuân 2020 của tỉnh đã chính thức khép lại thì tiến độ hoàn thành của toàn tỉnh chỉ đạt 8.199 ha/12.500 ha (đạt 65,5% kế hoạch); chưa có địa phương nào “cán” đích theo đúng khung kế hoạch của tỉnh.

Ngoại trừ những địa phương Đức Thọ (91,2%), Lộc Hà (80%), Vũ Quang (trên 73%) thì gần như tiến độ chỉ mới đạt “quá bán”. Thậm chí, có những địa phương “rớt” lại khá xa so với tiến độ thời vụ như: TP Hà Tĩnh (4%), huyện Cẩm Xuyên (35%), TX Kỳ Anh (46%).

Trước thực trạng này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Hà Tĩnh đã “gia hạn” thêm thời gian gieo trỉa lạc xuân 2020 đến 25/2. Theo đó, đề nghị các địa phương tập trung cao nhất cho tiến độ, đáp ứng khung lịch cuối cùng này. Dẫu vậy, trong điều kiện hình thái thời tiết “rét muộn”, Hà Tĩnh liên tục đón những đợt không khí lạnh vào cuối vụ thì kế hoạch sản xuất vụ lạc xuân 2020 vẫn còn gặp khó khăn, khó hoàn thành hạn định.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.