Vũ Quang nuôi thí điểm hơn 13.600 con cá giống trong lòng hồ Ngàn Trươi

(Baohatinh.vn) - Mô hình thí điểm nuôi cá lồng trên hồ Ngàn Trươi (Vũ Quang - Hà Tĩnh) nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, sử dụng hiệu quả mặt nước lòng hồ vào phát triển nuôi trồng thủy sản.

Vũ Quang nuôi thí điểm hơn 13.600 con cá giống trong lòng hồ Ngàn Trươi

Sáng nay (13/10), UBND huyện Vũ Quang tổ chức lễ thả cá thực hiện mô hình thí điểm nuôi cá lồng bè trong lòng hồ Ngàn Trươi. Dự buổi lễ có Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và các sở, ban, ngành.

Vũ Quang nuôi thí điểm hơn 13.600 con cá giống trong lòng hồ Ngàn Trươi

Mô hình thí điểm nuôi cá lồng bè trong lòng hồ Ngàn Trươi có vị trí cách đập chính khoảng 2 km, nằm trong vịnh nhỏ, có quy mô 4 ha với 14 lồng nuôi (3 lồng nuôi cá lăng, 3 lồng cá leo, 2 lồng cá trắm giòn, 2 lồng cá chép giòn, 4 lồng cá diêu hồng) do HTX Dịch vụ Nông lâm thủy sản Vũ Quang thực hiện. Tổng kinh phí đầu tư mô hình hơn 1,3 tỷ đồng, trong đó huyện hỗ trợ gần 300 triệu đồng,

Vũ Quang nuôi thí điểm hơn 13.600 con cá giống trong lòng hồ Ngàn Trươi

Tại buổi lễ, hơn 13.600 con cá giống tương đương với 2,5 tấn đã được thả xuống các lồng nuôi.

Vũ Quang nuôi thí điểm hơn 13.600 con cá giống trong lòng hồ Ngàn Trươi

Với phương châm giảm tối đa chi phí nuôi và bảo vệ môi trường nước nên nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng nguồn cá tạp tại lòng hồ và 1 phần thức ăn viên tổng hợp, đậu tằm (dành cho cá chép giòn, trắm giòn).

Vũ Quang nuôi thí điểm hơn 13.600 con cá giống trong lòng hồ Ngàn Trươi

Được biết, đây là mô hình nuôi thí điểm đầu tiên trên địa bàn huyện, lợi nhuận dự kiến thu được lứa nuôi đầu tiên đạt khoảng 460 triệu đồng.

Tại lễ thả cá, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu HTX cam kết thực hiện đúng phương án mô hình (về quy mô, chủng loại giống cá nuôi, thức ăn...); thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ môi trường, thường xuyên theo dõi và báo cáo kịp thời về UBND huyện khi có diễn biến bất thường về môi trường nước và các điều kiện bất thường khác.

Phòng NN&PTNT, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Vũ Quang chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi quy trình, kỹ thuật, hướng dẫn giúp đỡ HTX thực hiện đúng phương án và quy trình kỹ thuật; tổ chức hội thảo đánh giá kết quả mô hình, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình khi thành công.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.