Vui mùa lộc mới ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Khi những cơn mưa phùn nhẹ bắt đầu xuất hiện, ấy là lúc trên tờ lịch nghiêng nghiêng 2 chữ “lập xuân” - khí trời thay đổi, thời tiết trở nên ấm áp hơn, vạn vật sinh sôi sau kỳ ngủ đông và bắt đầu chu kỳ sinh trưởng mới… Và ấy cũng là lúc mùa lộc trở về xôn xao trên khắp núi cao, rừng thẳm, khắp ruộng đồng bát ngát, trên biển cả bao la của đất trời Hà Tĩnh…

Trong góc vườn nhà tôi có một cây chanh nhỏ, năm nào cũng trổ hoa đúng tiết Lập xuân. Bởi vậy, dù lịch treo tường có thông tin hay không, dù khí trời nồm ẩm xuất hiện hay không, dù bố tôi có đưa tay tính nhẩm hay không… thì chúng tôi cũng biết rằng, khi trong không gian bắt đầu lên hương thơm ngát, khi góc vườn nhỏ điểm tô những nụ tím trắng xinh xinh thì đó chính là lúc tiết Lập xuân bắt đầu.

Vui mùa lộc mới ở Hà Tĩnh

Khi góc vườn nhỏ điểm tô những nụ tím trắng xinh xinh thì đó chính là lúc tiết Lập xuân bắt đầu.

Trong tiết Lập xuân, ánh sáng mặt trời nghiêng phần nhiều về bán cầu Bắc, chính vì vậy, không khí trở nên ấm áp hơn, vạn vật hồi sinh và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Nhờ vào năng lượng của mặt trời mà cây cối bắt đầu vươn mình, trỗi dậy, bắt đầu cho một chu kỳ sinh trưởng mới. Mầm cây nhú dần, đâm chồi nảy lộc.

Điều này trở nên rõ rệt hơn khi ta ngược ngàn núi cao ngắm nhìn mùa lộc nhung về trên những đàn hươu, khi chứng kiến những trảng rừng bắt đầu thay lá mới và trong thung sâu núi đồi, những trang trại cam, những vườn chanh, vườn bưởi hoa bung trắng cành, bắt đầu mùa quả mới; khi chứng kiến những đàn ong bắt đầu rời tổ, chăm chỉ đi lấy mật trong mùa hoa mới. Ý niệm về sự sinh sôi nảy nở cũng trở nên rõ rệt hơn khi ta ngắm nhìn những ruộng lúa bén rễ lên xanh, những vườn rau, vườn cà xanh mướt mát, khi bắt gặp hình ảnh những ngư dân trở về với những khoang thuyền đầy tôm, cá…

“Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương lúa” - câu hát mùa xuân vang lên đầy hứng khởi như tiếp thêm sức mạnh cho người nông dân Hà Tĩnh trong hành trình mới của ứng dụng KHKT và thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất. Những thửa ruộng với những giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao đã bén rễ lên xanh, những cánh đồng tập trung ruộng đất rộng lớn, xóa dần sự manh mún đã tạo tiền đề cho hành trình tích tụ.

Vui mùa lộc mới ở Hà Tĩnh

“Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương lúa”.

Đi thăm ruộng lúa trong những ngày mùa xuân mưa bụi giăng giăng khiến lòng người nông dân như quên hết những vất vả, nhọc nhằn mà trở nên phấn khởi và đầy tin tưởng. Những hỏi han về sinh chuyển của ruộng lúa, về vườn rau, vườn cà, về con gà, giậu mướp, về sắm sanh nông cụ… cứ xôn xao, xôn xao trên cánh đồng. Lắng nghe những thanh âm ấy, tôi biết rằng, có một mùa lộc mới cũng đang đâm chồi, nảy lộc trong những tấm lòng chân chất, hiền hòa đó, ấy là những mầm xanh của khát vọng mới, niềm tin mới…

Đi qua mùa cam bù “thất bát”, chủ trang trại cam Bùi Duy Đức ở xã Kim Hoa (Hương Sơn) đang đặt nhiều hy vọng vào mùa xuân năm nay. Những ngày này, anh ít khi rời trại, thay vào đó là lặng lẽ theo dõi những sinh chuyển của các loại cây. Duy Đức chia sẻ: “Năm nay, tiết Lập xuân bắt đầu trùng với tết Nguyên tiêu, tôi nghĩ đó là một “điềm lành” của đất trời. Qua một năm phải chịu nhiều thiệt hại do cam bù mất mùa, chín muộn, nhìn cây cối đâm chồi nảy lộc, trổ mùa hoa mới, trong lòng tôi lại không thôi tin yêu và hy vọng vào mùa quả mới”.

Ở miền núi Hương Sơn quê tôi, trong những ngày Lập xuân, mùa lộc không chỉ đến với người gieo trồng, chăm bẵm, mùa lộc còn đến với cả người “hái lộc”. Nếu như niềm vui mùa lộc đến với người nuôi hươu từ khi những nhánh nhung trên đầu con vật bắt đầu đổ đế, lên nhung thì với người “săn lộc” nhung, niềm vui lại bắt đầu từ khi họ đến từng nhà ngắm nghía, chọn lựa cho đến khi cầm trên tay nhánh lộc ưng ý nhất. Những cặp nhung hươu đẹp nhất sẽ được đem về dùng làm thuốc hoặc được họ mang tặng người thân, bạn bè như muốn tặng những điều tốt lành nhất của mùa xuân.

Vui mùa lộc mới ở Hà Tĩnh

Những thay đổi của tiết khí lập xuân biểu hiện rõ rệt hơn khi mùa lộc nhung về trên những đàn hươu. Ảnh: Ánh Dương

Anh Trần Quốc Việt (phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An) cho biết: “Tôi quê ở Hương Sơn nên năm nào, sau rằm tháng Giêng cũng về quê cắt lộc nhung, đó là lúc mùa lộc nhung “rộ” nhất, dễ lựa chọn nhất. Hơn nữa, mang nhánh lộc ưng ý về nhà dịp đầu xuân cũng có những ý nghĩa nhất định giúp các thành viên trong gia đình tôi yên tâm hơn, phấn khởi hơn trong hành trình của năm mới”.

Lập xuân, nếu đi về phía biển, ngắm nhìn gương mặt các ngư dân trở về với khoang thuyền chở nặng cá, tôm, ta cũng sẽ thấy mùa lộc xôn xao trong những gian khổ, mặn mòi. Từ vùng biển phía Bắc qua vùng biển ngang đến tận chân Đèo Ngang, đâu đâu cũng thấy niềm vui lấp lánh sau những chuyến ra khơi, vào lộng.

Vui mùa lộc mới ở Hà Tĩnh

Niềm vui lấp lánh sau những chuyến ra khơi, vào lộng của ngư dân. Ảnh: Thu Trang

Tháng Giêng cũng là thời điểm vụ cá bắc bước vào giai đoạn thuận lợi nhất nên mỗi ngư dân ra khơi đều rất an nhiên. Có lẽ họ đã biết, biển đang cho lộc, chỉ cần kiên định tình yêu với biển, kiên định niềm tin với biển thì biển chẳng phụ lòng người. Và hơn thế nữa, tôi biết, sâu thẳm trong lòng họ, biển không chỉ là nơi kiếm sống, biển còn là Tổ quốc linh thiêng, bởi thế, dẫu cho bao phen sóng vùi, gió dập, họ vẫn neo mình vào biển, vẫn kiên định với nghề, gắn bó với những con tàu và những chuyến lênh đênh trên biển.

Bà Nguyễn Thị Liên - người làm nghề thu mua, chế biến cá ở cảng cá Xuân Hội (Nghi Xuân) cho biết: “Dẫu không ra khơi nhưng được thu mua những mẻ cá đầu tiên trong năm của ngư dân trong thôn tôi cũng cảm thấy phấn chấn. Mỗi nghề một nỗi vất vả riêng nhưng chúng tôi đều yêu biển và đều được hưởng lộc từ biển cả. Đầu năm cũng là thời điểm “bội thu” nhất của vụ cá bắc, những chuyến tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân trong xã đã ra khơi mang theo niềm hy vọng mới của chính họ và của cả những người làm nghề như chúng tôi. Cầu cho mưa thuận, gió hòa, cầu cho những ngư dân gặp luồng cá để những chuyến ra khơi đầu năm trở về thắng lợi, khởi đầu cho một năm mới may mắn”.

Mùa lộc mới đã trở về đầy hương sắc trên khắp nẻo quê hương, đã dâng lên đầy thanh âm xôn xao trong lòng người. Những sắc hương ấy, thanh âm ấy chính là sợi dây kết nối lòng người với đất trời. Để tin thêm tin, yêu thêm yêu và con người cùng thiên nhiên lại bồi đắp cho nhau những mùa vui mới…

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.