Vườn mẫu ở Lộc Hà: Đẹp làng, tăng thu nhập

(Baohatinh.vn) - Sau một thời gian ngắn thực hiện chủ trương xây dựng vườn mẫu, đến nay, toàn huyện Lộc Hà đã có 151 vườn hộ triển khai xây dựng và 55 vườn cơ bản đạt chuẩn 5 tiêu chí theo Quyết định số 59/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Những vườn mẫu này không chỉ tô đẹp thêm bộ mặt nông thôn mà còn tăng thu nhập cho chủ hộ.

vuon mau o loc ha dep lang tang thu nhap

Vườn mẫu của hộ ông Nguyễn Quang Kỷ bước đầu cho thu nhập gần 40 triệu đồng/năm.

Tới hộ ông Nguyễn Quang Kỷ (bộ đội hưu trí ở thôn Quyết Thắng, xã An Lộc), tôi không khỏi trầm trồ trước khu vườn được quy hoạch bài bản, khoa học, đẹp mắt. Vườn được thiết kế nhiều tầng giàn, có lối đi bằng bê tông, trồng nhiều loại cây lớn, nhỏ khác nhau. Hệ thống tưới tự động chạy kín khu vườn.

Là người say mê làm vườn và yêu thơ, ông Kỷ vừa dẫn chúng tôi đi quanh khu vườn rộng gần 800 m2, vừa đọc bài thơ “Làm vườn...” do ông tức cảnh sáng tác, trong đó có 2 câu tôi không thể quên: “Về hưu nhẹ gánh tang bồng/ Sáng ra vườn hẹ, vườn hồng dạo chơi...”.

Ông khẳng định, phong trào làm vườn do địa phương phát động không chỉ tạo tinh thần thi đua làm đẹp xóm, đẹp làng mà thu nhập kinh tế hộ cũng sẽ tăng đáng kể. Ông Kỷ “kê tính” cụ thể về vườn của gia đình mình: Từ vài năm nay, thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, gia đình ông thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm. So với giá lúa hiện tại thì số tiền thu từ vườn nhà ông cũng mua được gần 5 tấn lúa...

Cách đó không xa, khu vườn mẫu của hộ ông Nguyễn Quốc Thủ và bà Nguyễn Thị Minh cũng cho thu nhập không kém. “Nhờ quy hoạch, đầu tư bài bản từ hệ thống tưới tự động, giàn đúc cột bê tông, hàn gác bằng thép chống gỉ các loại và được phủ bạt nên mùa nào thức ấy, bà nhà tôi ngày nào cũng có hàng nhập ở chợ từ 200.000 - 300.000 đồng...” - ông Thủ chia sẻ.

Bà Minh cho biết thêm, mỗi ngày, bà xuất bán tại chợ xã khoảng vài chục kg rau gia vị, rau ăn lá, bầu bí, dưa các loại.

Theo Chủ tịch UBND xã An Lộc Đặng Hồng Thuận: “Bắt tay xây dựng vườn mẫu chưa lâu nhưng nhờ biết chọn đúng những hộ có đủ điều kiện để làm trước; giao các tổ chức hội, đoàn thể đảm nhiệm, sau đó, nhân ra diện rộng, đến nay, trên 50% vườn mẫu của xã đạt vườn tốt, góp phần làm chuyển biến nhận thức của người dân về kinh tế hộ, bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng và nâng cao thu nhập cho bà con”.

Đi về các xã Thạch Bằng, Thịnh Lộc, Hồng Lộc tại thời điểm này, có thể thấy, dù mới xây dựng nhưng hiệu quả bước đầu từ vườn mẫu cho dự cảm tươi đẹp. Tôi thật sự vui mừng khi trở lại vườn mẫu của ông Nguyễn Trọng Anh (thôn Kim Ngọc, xã Thạch Châu). Ngọn lửa đam mê nuôi trồng ở người đàn ông có tiếng “say” vườn này vẫn còn “hừng hực” như cách đây 1 năm tôi đến để tìm hiểu về cây trồng, vật nuôi trong phong trào phát triển kinh tế, làm vườn mẫu.

Bên cạnh ổi, bưởi da xanh, na, xoài, mít Thái, cây phật thủ... sau 1 năm đã khép tán kín mặt vườn rộng trên 2.000 m2, ông Anh còn giới thiệu với tôi hơn 150 con gà đá đang mải kiếm ăn dưới vườn cây. Ông còn mua thêm 3 con gà trống, giá 700.000 đồng/con để phối giống. “Đây là giống gà tốt nên tôi chọn phối giống, cung cấp gà con cho bà con trong vùng...” - ông Anh cho biết. Theo nhiều người thạo nghề, vườn cây, vật nuôi của gia đình ông Anh hiện có giá khá cao và chỉ một vài năm nữa, thu nhập từ vườn sẽ lên đến vài trăm triệu đồng/năm.

Theo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện Lộc Hà, chủ trương xây dựng vườn mẫu được triển khai từ năm 2014. Đến nay, 151 vườn mẫu triển khai xây dựng có sự hỗ trợ của các cấp, ngành và hàng trăm vườn hộ khác tự xây dựng đã chứng minh được tính thiết thực và mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tham gia. Phong trào cải tạo vườn tạp xây dựng vườn mẫu đã lan tỏa rộng khắp không chỉ ở những xã về đích NTM mà đến hầu hết các xã trên địa bàn. Tuy nhiên, đầu ra cho sản phẩm từ vườn mẫu cần được các ngành, các cấp, địa phương sớm quan tâm để người dân an tâm sản xuất.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.