Vượt khó vươn khơi, ngư dân Hà Tĩnh chờ “tết ấm”

(Baohatinh.vn) - Những ngày này, ngư dân Hà Tĩnh đang kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón tết.

Vượt khó vươn khơi, ngư dân Hà Tĩnh chờ “tết ấm”

Thành quả từ những chuyến đi biển của ngư dân Cẩm Xuyên.

Tại bến cá Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), hàng chục tàu thuyền của ngư dân tấp nập nối đuôi nhau vào neo đậu chờ bán hải sản. Không khí lao động hăng say, phấn khởi, nụ cười rạng rỡ trên gương mặt ngư dân, báo hiệu những chuyến đi biển cuối năm thành công.

Vượt khó vươn khơi, ngư dân Hà Tĩnh chờ “tết ấm”

Ngư dân Nguyễn Hữu Tuấn (thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng) phấn khởi vì đánh được một số loại hải sản có giá trị.

Vừa cập bến sau một đêm đánh bắt, ngư dân Nguyễn Hữu Tuấn (thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng) phấn khởi cho biết: “Chuyến biển này, thuyền của tôi đánh bắt được hơn 30kg ghẹ xanh, 40kg cá đù và hơn 50kg cá nục. Trừ các chi phí, tôi thu được gần 4 triệu đồng sau một đêm đánh bắt. Đây là nguồn thu nhập khá của gia đình trong những ngày cuối năm”.

Cũng theo ông Tuấn, từ đầu tháng 12 đến nay, thuyền của ông vẫn ra khơi đều đặn, vì đây là thời điểm cuối năm nên bà con ngư dân đang tranh thủ tối đa thời gian, thời tiết, nỗ lực vươn khơi để kiếm thêm thu nhập.

Vượt khó vươn khơi, ngư dân Hà Tĩnh chờ “tết ấm”

Ngư dân Nguyễn Thái Lý (thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng) sửa lại lưới sau một đêm đánh bắt.

Trở về đất liền sau hơn 6 tiếng lênh đênh trên biển, ngư Nguyễn Thái Lý (thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng) phấn khởi, vui mừng với những “chiến lợi phẩm” vừa đánh bắt được. Theo ông Lý, chuyến biển này trừ hết chi phí, thuyền của ông thu được gần 3 triệu đồng.

Ông Lý cho biết: “Dịp cuối năm, nhu cầu thực phẩm tăng cao nên bà con ngư dân ai cũng cố gắng vươn khơi, kiếm thêm thu nhập. Dù mùa này biển thường động, nhưng cố gắng ra khơi vẫn có thể được 1 - 3 triệu đồng mỗi chuyến".

Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Cẩm Nhượng hiện có 200 tàu, thuyền hoạt động đánh bắt hải sản. Từ đầu tháng 12 đến nay, toàn xã đánh bắt được gần 70 tấn hải sản các loại, thu gần 8 tỷ đồng. Đây là nguồn thu nhập khá, giúp ngư dân ổn định cuộc sống. Hiện tại, bà con vẫn đang tích cực ra khơi để khai thác nguồn lợi hải sản dịp cuối năm”.

Vượt khó vươn khơi, ngư dân Hà Tĩnh chờ “tết ấm”

Không khí sôi động tại cảng Cửa Sót (xã Thạch Kim, Lộc Hà) khi thuyền vừa cập bến.

Tại cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà), không khí giao thương, cập cảng cũng rất nhộn nhịp, nhiều phương tiện tàu thuyền của ngư dân vừa cập bến đã tất bật chuẩn bị lưới cụ, xăng dầu, đá lạnh, lương thực, thực phẩm... tập kết lên tàu để chuẩn bị vươn khơi chuyến biển cuối năm.

Vượt khó vươn khơi, ngư dân Hà Tĩnh chờ “tết ấm”

Ngư dân Nguyễn Văn Bằng ở thôn Giang Hà (xã Thạch Kim, Lộc Hà) đưa ghẹ lên bờ để bán cho thương lái.

Ngư dân Nguyễn Văn Bằng ở thôn Giang Hà (xã Thạch Kim, Lộc Hà) cho biết: "Chuyến biển này, thuyền của tôi may mắn đánh được gần 2 tạ ghẹ và hơn 70kg cá các loại. Trừ chi phí thuyền của tôi thu về khoảng 6 triệu đồng. Sau khi xuất bán hết cá, ghẹ trong khoang, chúng tôi lại chuẩn bị ngư cụ, thực phẩm để ngày mai đi thêm 1 chuyến nữa, hy vọng chuyến biển này sẽ gặp được luồng hải sản có giá trị để sớm trở về đón tết Dương lịch 2022”.

Cũng theo anh Bằng, để hoạt động đánh bắt không bị gián đoạn, mọi ngư dân đều thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trên biển; không quên theo dõi các thông tin về dịch bệnh qua radio và chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch khi trở lại đất liền.

Vượt khó vươn khơi, ngư dân Hà Tĩnh chờ “tết ấm”

Ngư dân Nguyễn Văn Hoàng ở thôn Sơn Bằng (xã Thạch Kim, Lộc Hà) chuẩn bị vươn khơi.

Đang nhanh tay sắp xếp, sửa soạn lại tàu cá, ngư dân Nguyễn Văn Hoàng ở thôn Sơn Bằng (xã Thạch Kim, Lộc Hà) chia sẻ: “Để chuyến biển cuối năm đảm bảo lộ trình, chúng tôi đã chuẩn bị 500 lít dầu và 3 tạ đá lạnh, cùng các nhu yếu phẩm cần thiết để đánh bắt ở vùng khơi. Theo dự kiến, tàu của tôi sẽ cập cảng Cửa Sót vào cuối tuần này. Trước giờ ra khơi, anh em thuyền viên trên tàu đều hy vọng sẽ khai thác được nhiều cá, tôm, mực... để cuối năm có một cái tết sung túc”.

Cũng theo anh Hoàng, trong năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giá xăng dầu lên cao nên nguồn thu cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống chứ không dư dả gì, do đó, các thuyền viên ai cũng quyết tâm vươn khơi khai thác hải sản chuyến biển cuối năm này.

Vượt khó vươn khơi, ngư dân Hà Tĩnh chờ “tết ấm”

Không chỉ ngư dân mà tiểu thương cũng đang được “thơm lây” từ những chuyến đi biển.

Theo chia sẻ của các ngư dân, cuối năm là khoảng thời gian giao mùa giữa các vùng thời tiết trên biển nên việc khai thác hiệu quả hơn những chuyến khác trong năm. Do vậy, bà con đều đang nỗ lực vượt khó, để những chuyến biển cuối năm sẽ thu được nhiều “lộc biển”.

Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh cho biết: “Tháng 12 được xem là thời điểm “làm ăn” của bà con ngư dân làng biển. Tại cảng cá Cửa Sót, tính từ đầu tháng 12 đến nay, đã có hơn 400 lượt tàu, thuyền cập cảng, sản lượng đánh bắt đạt khoảng 90 tấn, cho nguồn thu khoảng 10 tỷ đồng.

Để hoạt động đánh bắt của ngư dân được thuận lợi, Ban Quản lý thường xuyên cử cán bộ đến tận các tàu để kiểm tra các thiết bị, máy móc đảm bảo an toàn mới cho hoạt động; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, động viên ngư dân vừa kiên trì bám biển, vừa thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch kể cả trên biển cũng như khi về bờ”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.