Xã biên giới Hà Tĩnh có 31 mô hình kinh tế thu nhập trên 300 triệu đồng/năm

(Baohatinh.vn) - Xã biên giới Sơn Kim 1 là địa phương có số lượng mô hình kinh tế nông lâm kết hợp cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm lớn nhất huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) .

Xã biên giới Hà Tĩnh có 31 mô hình kinh tế thu nhập trên 300 triệu đồng/năm

Từ cây ăn quả, chăn nuôi, trồng rừng và dịch vụ nông nghiệp, mỗi năm ông Nguyễn Văn Biển (thôn An Sú) có thu nhập khoảng 300-350 triệu đồng...

Toàn xã Sơn Kim 1 hiện có khoảng 300 mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, trong đó có 31 mô hình cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Trong số này có thể kể đến vườn đồi của các hộ: Trần Trọng Bình ở thôn Hà Trai, Trần Văn Hưởng ở thôn Kim Cương 2, Võ Tá Huynh ở thôn Kim Cương 1, Nguyễn Minh Công và Nguyễn Văn Hoàng ở thôn Khe Năm...

Xã biên giới Hà Tĩnh có 31 mô hình kinh tế thu nhập trên 300 triệu đồng/năm

Mô hình kinh tế vườn đồi của bà Nguyễn Thị Ngọc ở thôn Khe Năm đang có 400 con gà, 10 con bò, 20 con lợn, 1 ha cây ăn quả, 8 ha keo tràm, 7 ha rừng khoanh nuôi, 4 ao cá... cho doanh thu gần 600 triệu đồng/năm.

Nguồn thu nhập chủ yếu của những mô hình kinh tế này đến từ chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, hươu, cây ăn quả và keo tràm. Mặc dù đã cho thu nhập khá cao nhưng những trang trại, gia trại ở xã Sơn Kim 1 đang tiếp tục được các hộ đầu tư công sức, tiền của để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng tinh sâu, bền vững.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),