“Yêu nước thì phải thi đua”

(Baohatinh.vn) - Các phong trào thi đua yêu nước được tỉnh Hà Tĩnh phát động liên tục, sôi nổi, rộng khắp đã tạo sự lan tỏa, sức mạnh tinh thần to lớn để cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân quyết tâm, bắt tay thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”

Hà Tĩnh được xem là điểm sáng, địa phương đi đầu trên cả nước về xây dựng NTM và đang trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh NTM vào năm 2025. Có được thành quả đó là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của cấp ủy đảng, chính quyền và sự quyết tâm, đồng lòng, tinh thần thi đua của các tầng lớp nhân dân.

“Yêu nước thì phải thi đua”

Xã Mai Phụ (Lộc Hà) quyết tâm xây dựng nông thôn mới vượt kế hoạch đề ra.

Bắt tay vào xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp, cán bộ, Nhân dân xã Mai Phụ (Lộc Hà) càng ý thức hơn trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi thay quê hương, làng xã. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao vào năm 2024, nhưng bằng quyết tâm và nỗ lực không ngưng nghỉ, Mai Phụ đã cán đích vào cuối năm 2021 - trước 3 năm so với kế hoạch.

“Yêu nước thì phải thi đua”

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành ý thức, phong trào thi đua sôi nổi của mỗi cán bộ, người dân xã Mai Phụ.

Chủ tịch UBND xã Mai Phụ Nguyễn Xuân Bắc chia sẻ: “Muốn xây dựng NTM trước hết phải xây dựng được tư duy mới, con người mới. Tham gia xây dựng NTM, người dân Mai Phụ đã tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất, đóng góp công sức và hàng chục tỷ đồng, đồng lòng cùng chính quyền thực hiện thành công mục tiêu. Việc xây dựng NTM nay đã trở thành ý thức tự giác của mỗi cán bộ, người dân; là phong trào thi đua sôi nổi, thường xuyên, thiết thực giữa các thôn xóm, đoàn thể”.

“Yêu nước thì phải thi đua”

Từ hai bàn tay trắng, bằng tình yêu lao động chân chính, ông Lê Mạnh Hùng ở xã Hương Trà (Hương Khê) đã có trong tay trang trại tiền tỷ.

Thi đua xây dựng quê hương, người dân Hà Tĩnh cũng phát huy cao độ ý chí, quyết tâm làm giàu cho chính bản thân, gia đình mình. Từ hai bàn tay trắng, nông dân Lê Mạnh Hùng ở thôn Tây Trà, xã Hương Trà (Hương Khê) đã mạnh dạn thực hiện ý tưởng xây dựng mô hình trang trại tổng hợp trên vùng đồi.

Với sự hỗ trợ về chính sách thuê đất, vay vốn, kỹ thuật từ chính quyền địa phương và sự say mê lao động làm giàu chính đáng của bản thân, sau hơn 5 năm, ông Hùng đã có trong tay trang trại với hơn 11.000 con gà, hàng trăm gốc dưa lưới công nghệ cao; thu nhập mỗi năm khoảng 2,5 tỷ đồng.

“Yêu nước thì phải thi đua”

Ông Hùng là nông dân được tôn vinh điển hình thi đua yêu nước toàn tỉnh.

Ông Hùng chia sẻ: “Những khó khăn ban đầu với biết bao mồ hôi, công sức không thể đong đếm được nhưng nhìn cơ ngơi ngày hôm nay thì thấy những nỗ lực đó là xứng đáng. Tôi không khỏi tự hào vì đó là thành quả của sự lao động chân chính, cách mà tôi góp một phần nhỏ để xây dựng quê hương giàu đẹp hơn”.

Thực hiện lời Bác Hồ dạy Công an nhân dân, Đại úy Lê Văn Tuyến - Trưởng Công an xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ) luôn phát huy vai trò gương mẫu trong công tác, tận tụy phục vụ Nhân dân.

“Yêu nước thì phải thi đua”

Đại úy Lê Văn Tuyến luôn thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

Trong 5 năm công tác tại địa phương, Đại úy Tuyến cùng các đồng nghiệp đã bắt giữ, xử lý 150 vụ với hơn 300 đối tượng vi phạm quy định pháp luật, góp phần giữ gìn cuộc sống bình yên cho Nhân dân. Anh Tuyến là một trong những điển hình tiên tiến được tỉnh Hà Tĩnh vinh danh nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc...

Những câu chuyện, điển hình về các phong trào thi đua yêu nước, tinh thần trách nhiệm xây dựng quê hương cũng chính là cách mà mỗi cán bộ, chiến sỹ, người dân Hà Tĩnh khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”.

Phong trào thi đua là động lực thực hiện nhiệm vụ chính trị

Giai đoạn 2021-2023, địa phương, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể ở Hà Tĩnh đã phát động hàng chục phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, thiết thực trên tất cả các lĩnh vực. Các phong trào bám sát yêu cầu thực tiễn; khơi dậy được sự nỗ lực, cống hiến của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo người dân; thực sự trở thành động lực phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của tỉnh nhà.

“Yêu nước thì phải thi đua”

Người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều hăng hái thi đua lao động sản xuất.

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ngô Đình Vân chia sẻ: “Xác định thi đua là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh, công đoàn các cấp luôn coi việc phát động các đợt thi đua là hoạt động thường xuyên, liên tục. Trong phong trào xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, công nhân, lao động điển hình với những sáng kiến phát huy hiệu quả thiết thực trong thực tiễn lao động, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vững mạnh”.

“Yêu nước thì phải thi đua”

Các cấp, ngành thường xuyên động viên, khích lệ người lao động hưởng ứng các phong trào thi đua.

Trong tổ chức các phong trào, nhiều ngành, địa phương, đơn vị cơ sở đã chú trọng xây dựng các tiêu chí thi đua gắn với đánh giá, khen thưởng để các tập thể, cá nhân phấn đấu. Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Công tác khen thưởng luôn được các cấp, ngành chú trọng, nhất là kịp thời lựa chọn, tuyên dương các điển hình từ cơ sở, người lao động trực tiếp. Những tấm gương có tác động lan tỏa mạnh mẽ, nhân rộng điển hình trong toàn dân, qua đó, góp phần củng cố và không ngừng nâng cao sự đồng thuận của Nhân dân với Đảng, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, cơ quan, đơn vị”.

“Yêu nước thì phải thi đua”

Lãnh đạo Mitraco Hà Tĩnh trao thưởng cho các cá nhân, đơn vị trực thuộc có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sản xuất.

Ông Trần Tú Anh - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh cho biết: “Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã tổ chức các phong trào thi đua gắn với thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Phong trào thi đua đã thu hút sự tham gia tích cực, phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân. Để tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, trước hết phải tạo sự chuyển biến về nhận thức, coi thi đua là động lực to lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng, với phương châm “Ở đâu có tổ chức ở đó có phong trào thi đua”, “Người người thi đua, ngành ngành thi đua”; phong trào đảm bảo thiết thực, hướng công tác thi đua vào thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá, tập trung giải quyết những nhiệm vụ khó, những vấn đề nổi cộm, trọng tâm là phát triển kinh tế bền vững, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

“Yêu nước thì phải thi đua”

Hà Tĩnh phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.

Giai đoạn 2021-2023, các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua ý nghĩa, thiết thực. Từ các phong trào thi đua, Hà Tĩnh đã vinh danh 5.097 điển hình tiên tiến (1.133 tập thể và 3.964 cá nhân). Toàn tỉnh có 18 tập thể, 27 cá nhân được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động các hạng: nhất, nhì, ba; 66 tập thể, 138 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, cờ thi đua xuất sắc...

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề THI ĐUA ÁI QUỐC

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.