2 sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Các địa phương ven biển ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản vùng mặn lợ; trong đó, tập trung vào 2 sản phẩm chủ lực là tôm thẻ chân trắng và ngao.

Đột phá từ nuôi tôm thẻ chân trắng

Năm 2019, anh Trần Văn Minh ở TDP Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà) mạnh dạn đầu tư 700 triệu đồng xây 2 khu nhà với 20 bể xi măng (rộng 20 - 30 m2/bể) để nuôi tôm thâm canh. Nuôi theo hình thức này, mật độ sục ô xi được bố trí dày đặc, nước được lắng lọc nhiều lần, môi trường nuôi đảm bảo, lượng thức ăn được kiểm soát tốt, cắt giảm nhân công, dễ dàng chăm sóc và thu hoạch...

2 sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà

Anh Trần Văn Minh kiểm tra lứa tôm vụ đông mới thả để phục vụ thị trường tết.

Nhờ đầu tư bài bản nên anh Minh đã tăng mật độ nuôi lên 250 con/m2, thậm chí lên đến 300 con/m2 (bình thường khoảng 100 – 150 con/m2). Sự rủi ro được hạn chế, tiết kiệm chi phí sản xuất nên hầu như vụ nuôi nào, anh Minh cũng có lợi nhuận; riêng vụ hè thu vừa qua, anh thu được khoảng 6 tấn tôm thẻ loại 50 con/kg, bán với mức giá 200 ngàn đồng/kg, lợi nhuận thu về hơn 500 triệu đồng. Gia đình anh Minh đang tiếp tục mở rộng các khu nuôi tôm theo hình thức này.

2 sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà

Người dân Hộ Độ lắp đặt hệ thống lắng lọc nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nhiều hộ dân ở Lộc Hà cũng đã mạnh dạn đầu tư nuôi tôm trong nhà, trong bể xi măng, ao tròn, ao nổi theo hướng thâm canh, công nghệ cao. Đây là hình thức được các hộ nuôi trồng có điều kiện về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm... ưu tiên lựa chọn.

2 sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà

Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao là thế mạnh trong sản xuất nuôi trồng thủy sản của Lộc Hà.

Nhiều năm nay, Lộc Hà đã phát huy thế mạnh của các địa phương ven sông, ven biển như: thị trấn Lộc Hà, Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Châu, Thịnh Lộc, Thạch Mỹ... để duy trì khoảng 108 ha nuôi tôm và tiếp tục mở rộng khi chuyển đổi những diện tích đất muối sản xuất không hiệu quả. Trong đó, hiện có khoảng 70 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, cho sản lượng khoảng 253 tấn/năm, mang về nguồn thu khoảng 40 tỷ đồng/năm. Có thể kể đến các hộ điển hình như: Trần Văn Ân, Trần Văn Hiếu, Trần Văn Đức, Trần Văn Hải (thị trấn Lộc Hà); Nguyễn Văn Mại, Lê Thế Liên (Hộ Độ)...

2 sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng ở vùng nuôi trồng của TDP Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà).

Ngoài nuôi thâm canh, một số vùng ít lợi thế hơn thì nuôi bán thâm canh, xen canh giữa tôm thẻ chân trắng với tôm sú, cua và cá các loại với năng suất khoảng 1,5 tấn sản phẩm/ha.

Duy trì nuôi ngao vùng bãi bồi lớn nhất tỉnh

Là một trong những địa chỉ nuôi ngao quy mô lớn và hiệu quả nhất huyện Lộc Hà, những ngày này, các thành viên của HTX Nuôi trồng thủy sản, vệ sinh môi trường Hùng Thuận (thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ) đang tranh thủ thu hoạch những diện tích ngao đã lớn và kiểm tra các bãi nuôi để chuẩn bị xuất bán trong dịp tết sắp tới. Tuy thời tiết không thuận lợi, một số hộ đang giữ hàng chờ gần tết bán giá cao, nhu cầu tiêu thụ tại thời điểm này không lớn..., nhưng mỗi ngày, vẫn có 5 - 7 tấn ngao của HTX được xuất bán.

2 sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà

Khai thác ngao ở HTX Nuôi trồng thủy sản, vệ sinh môi trường Hùng Thuận.

Ông Lê Xuân Hùng - Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản, vệ sinh môi trường Hùng Thuận thông tin: “HTX chúng tôi có 22 thành viên với vùng sản xuất rộng hơn 31 ha. Bình quân mỗi năm thu hoạch khoảng 30 - 40 tấn ngao thương phẩm/ha, cho lãi ròng khoảng 150 triệu đồng/ha. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, ngoài bảo vệ vùng nuôi trồng an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường, chúng tôi cũng chủ động ươm giống ngao tại chỗ, chú trọng ngăn ngừa dịch bệnh để ngao đạt kích cỡ lớn; đồng thời tích cực tìm kiếm đầu ra ổn định trên thị trường”.

2 sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà

Quanh cảnh nhộn nhịp ở bãi tập kết ngao của thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ) vào mỗi buổi sáng.

Đến nay, toàn huyện Lộc Hà có 167 ha nuôi ngao tại các bãi bồi ven sông ở thôn Mai Lâm (Mai Phụ), Liên Xuân (Hộ Độ), Lâm Châu (Thạch Châu) và Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà). Bà Phạm Thị Hường ở thôn Mai Lâm (Mai Phụ) cho hay, cách đây hơn 15 năm, chúng tôi đã bắt đầu nuôi ngao vùng bãi bồi ở khu vực Cửa Sót. Mấy năm gần đây, người nuôi ngao đã dần làm chủ trong các khâu sản xuất nên hiệu quả cao, lợi nhuận ngày một tăng...

2 sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà

Người nuôi ngao Lộc Hà tuyển lựa sản phẩm trước khi xuất bán.

Nhờ chú trọng lựa chọn con giống, cải tạo bãi nuôi nên mỗi ha có thể cho năng suất từ 25 - 35 tấn (tùy mật độ thả giống). Với mức giá từ 12 – 15 nghìn đồng/kg (tùy thời điểm và kích cỡ), người nuôi có doanh thu khoảng 400 – 500 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận khoảng 150 - 200 triệu đồng/năm/ha.

2 sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà

Nhờ nuôi ngao, cuộc sống của người dân vùng bãi bồi Cửa Sót ngày càng khấm khá.

Ông Võ Tá Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà thông tin: “Lộc Hà có lợi thế về 299 ha nước mặn lợ, được Nhà nước đầu tư hạ tầng sản xuất khá hoàn chỉnh, người dân có nhiều kinh nghiệm và kiến thức nuôi trồng nên hiệu quả nuôi tôm, cá, nhuyễn thể ngày càng tốt. Thời gian tới, huyện sẽ ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, đảm bảo an toàn sinh học các loại thủy sản có giá trị (tôm, nhuyễn thể, ốc hương, cá, cua); trong đó, tôm và ngao là hai sản phẩm chủ lực. Việc chuyển đổi đất muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản được gắn liền với việc tổ chức lại sản xuất, khuyến khích đầu tư thâm canh, lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp, tích cực ứng dụng KHKT, đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, tăng cường liên doanh liên kết... Qua đó, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng định hướng”.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.