(Baohatinh.vn) - Dù gặp phải một số khó khăn về mặt bằng, thời gian nổ mìn thử nghiệm nhưng với sự nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu, hầm Đèo Ngang (nối Hà Tĩnh với Quảng Trị) đã được khoan thông vượt tiến độ 1 tháng.
Ngày 16/7, Công ty CP Sông Đà 10 kích hoạt nổ mìn, phá dỡ những khối đá cuối cùng, chính thức thông hầm Đèo Ngang. Việc thông kỹ thuật hầm Đèo Ngang đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình thi công công trình nối 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình cũ, nay là tỉnh Quảng Trị.
Xây mới ống hầm Đèo Ngang là một trong những hạng mục của dự án nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên quốc lộ 1 với mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Để phục vụ thi công hầm Đèo Ngang, 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị cần thu hồi 5,5 ha đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 3 ha rừng, 3 thửa đất ở cùng di dời một số công trình kỹ thuật.
Đầu tháng 1/2025, Công ty CP Sông Đà 10 tập kết máy móc, thiết bị triển khai việc thi công hầm Đèo Ngang. Ngày 13/1, nhà thầu khoan mũi khoan đầu tiên thi công hạng mục hầm Đèo Ngang mở rộng.
Thời gian đầu, việc thi công gặp phải một số khó khăn, nhất là về mặt bằng. Trong khi tỉnh Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành bàn giao mặt bằng thì tỉnh Quảng Bình cũ, nay là tỉnh Quảng Trị, việc bàn giao có phần chậm hơn. Trước thực tế này, nhà thầu tiến hành thi công ở cửa hầm Bắc.
Thi công xuyên dãy núi Hoành Sơn với những khối đá lớn cần phải nổ mìn. Trước khi nổ mìn đại trà, nhà thầu cần nổ mìn thử nghiệm. Tuy vậy, do công trường thi công hầm Đèo Ngang mở rộng gần các công trình quan trọng, nhất là hầm Đèo Ngang hiện hữu và đường điện 500kV mạch 3 nên công tác đo rung chấn, mức độ tác động càng được chú trọng.
Việc nổ mìn thử nghiệm được tiến hành nhiều lần, và mỗi lần như vậy, kết quả đều được các chuyên gia tính toán, đo đạc cẩn thận. Kết quả nổ mìn thử cũng đã được gửi cho sở, ngành cấp tỉnh của Hà Tĩnh thẩm định, kiểm tra. Đầu tháng 4, việc nổ mìn đại trà mới được cơ quan chức năng chấp thuận.
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà cho hay: Để thi công hầm Đèo Ngang mở rộng, đơn vị đã huy động 130 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng 40 đầu máy, thiết bị hiện đại. Việc xây dựng kế hoạch thi công được đơn vị tính toán, lên phương án cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn, thời điểm, nhất là để bù lại khoảng thời gian ảnh hưởng do mặt bằng và cấp phép thi công đại trà.
Việc thi công xuyên núi đòi hỏi phải tính toán kỹ càng, cẩn thận, nhất là vấn đề an toàn cho kỹ sư, công nhân. Nhà thầu luôn yêu cầu các mũi thi công tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy trình an toàn lao động.
Ông Mai Xuân Tân – Giám đốc quản lý dự án (Ban QLDA đường sắt – Bộ Xây dựng) đánh giá: Việc thông hầm Đèo Ngang có ý nghĩa quan trọng, giúp công tác điều phối nhân sự, phương tiện, vật tư, vật liệu có thể đi xuyên qua hầm thay vì phải di chuyển đường vòng, góp phần rút ngắn tiến độ, đưa công trình vào khai thác trong tháng 12/2025.
Theo ông Tân, việc khoan hầm Đèo Ngang vượt kế hoạch trước 1 tháng, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của nhà thầu, có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các ban ngành cấp tỉnh, địa phương 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị.
Sau khi khoan thông hầm, tới đây, nhà thầu tiếp tục thi công bê tông vỏ hầm, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, quạt thông gió, phòng cháy chữa cháy, lối thoát hiểm...
Hầm Đèo ngang xuyên dãy núi Hoành Sơn, có điểm đầu thuộc phường Hoành Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (phường Kỳ Nam, TX Kỳ Anh cũ) và điểm cuối thuộc địa phận xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cũ). Hầm được thiết kế vĩnh cửu, vỏ bê tông cốt thép, phần thân hầm dài 555m, rộng 10,5m với 2 làn xe, thiết kế tốc độ 80km/h. Khi hoàn thành, hầm Đèo Ngang sẽ khai thác song song 2 ống hầm với chiều rộng nền đường lên đến 20,5m, cung cấp 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Công trình được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu lưu thông ngày càng tăng trên quốc lộ 1 qua tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Trị.
Video: Ông Mai Xuân Tân - Giám đốc quản lý dự án - Ban QLDA đường sắt, trao đổi về quá trình thi công hầm Đèo Ngang.
Hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ phải chịu thuế quan 20% thay vì 46% như tuyên bố hồi tháng 4/2025 của Tổng thống Mỹ Donald Trump, giúp doanh nghiệp Hà Tĩnh có cơ hội mở rộng xuất khẩu.
Thời tiết nắng nóng, hóa đơn tiền điện của nhiều hộ dân Hà Tĩnh “nhảy vọt”. Tiết kiệm điện, kiểm soát điện năng qua app là cách giúp người dân hạn chế tiền điện tăng bất thường.
Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo cơ sở quản lý, thu hút, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế Hà Tĩnh.
6 tháng đầu năm 2025, Hà Tĩnh đã thu hút 20 dự án đầu tư, trong đó có 2 dự án FDI. So với cùng kỳ năm 2024, số lượng dự án tăng thêm 3 và tổng vốn đăng ký gấp 3 lần.
6 tháng năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 4,62% so với cùng kỳ. Bức tranh công nghiệp đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế xanh và công nghệ cao.
Tuyến cao tốc Vũng Áng - Bùng (dài 55 km) nối Hà Tĩnh với Quảng Trị dự kiến thông xe vào ngày 19/8 tới, cùng với hai đoạn tuyến khác thuộc cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 là Vạn Ninh - Cam Lộ và Hòa Liên - Túy Loan.
Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tổng quan trong quý III/2025, có 50% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến – chế tạo trên địa bàn Hà Tĩnh cho rằng hoạt động tốt hơn so với quý II.
Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh được đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, với mức độ tự động hóa cao, áp dụng công nghệ tiên tiến từ các đối tác hàng đầu thế giới.
Nhờ mức tăng trưởng khá từ các dự án khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh đạt hơn 26.846 tỷ đồng, tăng 6,14% so với cùng kỳ năm trước.
Thuế tỉnh Hà Tĩnh có 6 đội thuế cơ sở, phụ trách quản lý địa bàn 69 xã. Ông Trương Quang Long - Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực XI giữ chức Trưởng Thuế tỉnh Hà Tĩnh.
Quý III/2025, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) nỗ lực thực hiện các giải pháp, sớm về đích mục tiêu sản xuất trên 1,2 tỷ kWh, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ phát triển đất nước.
Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành. Đây được xem là làn gió mới đối với cộng đồng doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp Hà Tĩnh kỳ vọng những gì đối với mô hình chính quyền 2 cấp này?
Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast đi vào hoạt động cùng với các dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Hà Tĩnh, thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng bền vững.
Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hiện thực hóa định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Sáng 29/6, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (thuộc Tập đoàn Vingroup) tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Hệ thống phòng, chống sạt lở trên cao tốc Vũng Áng - Bùng qua Hà Tĩnh và Quảng Bình (tỉnh Quảng Trị mới) được tính toán kỹ lưỡng, góp phần giảm nguy cơ đất đá tràn ra mặt đường.
Ngày 29/6 tới, Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sẽ chính thức khánh thành, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển ngành công nghiệp ô tô điện của Việt Nam.
Dù gặp một số khó khăn nhưng nhà thầu vẫn nỗ lực triển khai thi công, phấn đấu giữa tháng 7 sẽ khoan thông hầm Đèo Ngang nối tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Quảng Bình (sắp tới là tỉnh Quảng Trị)
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng hình thức đầu tư tư nhân cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam nhằm mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp vào dự án quan trọng quốc gia.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 316/TB-VPCP ngày 24/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát tiến độ các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Mặc dù thời tiết diễn biến bất lợi nhưng các kỹ sư, công nhân vẫn quyết tâm cao nhất, bám công trường để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình cầu số 1, cao tốc Vũng Áng – Bùng, đoạn qua Hà Tĩnh.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng phương án chi tiết, huy động nguồn lực đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục, thông suốt trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi THPT.
Sở Công thương Hà Tĩnh đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN xem xét bổ sung danh mục đầu tư đường dây 500kV đấu nối Nhà máy điện khí LNG Vũng Áng III đồng bộ với tiến độ thực hiện dự án nhà máy.
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế TP Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc, là nền tảng vững chắc để TP Hà Tĩnh chuẩn bị chuyển mình, bước sang giai đoạn phát triển mới.
Tỷ giá USD tiếp tục tăng gây áp lực với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Hà Tĩnh trong bối cảnh đối mặt khó khăn do bất ổn chính trị, chiến tranh thương mại, chính sách thuế quan.
Mực nước hồ chứa được cải thiện là điều kiện thuận lợi để các nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh tăng công suất vận hành, góp phần giảm áp lực lưới điện khi phụ tải tăng cao mùa nắng nóng.