Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

(Baohatinh.vn) - Đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) đang háo hức ra đồng trồng cỏ, gieo trỉa ngô sinh khối phục vụ “Dự án hỗ trợ bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre chăn nuôi bò nái sinh sản” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022.

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

Cánh đồng ven sông Ngàn Sâu nhộn nhịp hơn bao giờ hết bởi tiếng cười nói hồ hởi của bà con dân tộc Chứt khi xuống đồng làm đất, gieo trỉa ngô, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

Đây là hoạt động thuộc dự án trồng cỏ, trồng ngô phục vụ chăn nuôi do UBND huyện Hương Khê thực hiện nhằm hỗ trợ bà con tăng gia sản xuất, cải thiện thu nhập, đồng thời thực hiện “Dự án hỗ trợ bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre chăn nuôi bò nái sinh sản”.

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

Dự án trồng cỏ, trồng ngô phục vụ chăn nuôi được triển khai trên diện tích 2,65 ha tại bản Rào Tre, xã Hương Liên. Xã cùng với bản đã rà soát, lựa chọn 20 hộ dân tham gia tổ phát triển sản xuất bản Rào Tre để triển khai thực hiện.

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

“Dự án hỗ trợ bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre chăn nuôi bò nái sinh sản” hỗ trợ mỗi hộ tham gia 1 con bò nái sinh sản và kinh phí xây dựng chuồng trại; “Dự án trồng cỏ, trồng ngô phục vụ chăn nuôi” hỗ trợ các hộ phân bón, giống cỏ, giống ngô để xây dựng mô hình.

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

Các dự án có mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, giúp các hộ dân bản Rào Tre nâng cao thu nhập cho hộ gia đình, cải thiện cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững...

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

Đồng thời làm nhân tố điển hình để nhân rộng ở các thôn và một số đơn vị khác, góp phần tạo việc làm và dạy nghề trong xây dựng nông thôn mới.

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

Bà con dân tộc Chứt sẽ trồng 1ha cỏ VA06 và 1,65ha ngô CP511.

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

Trước đó, bà con đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô, cỏ.

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

Qua đánh giá, các hộ dân rất phấn khởi tham gia mô hình, tập trung cao để đảm bảo tiến độ sản xuất.

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

Anh Hồ Viết Sỹ phấn khởi: “Chúng tôi vui và kỳ vọng nhiều lắm. Cả tổ ai cũng hăng hái ra đồng để trồng cỏ, trồng ngô và đếm từng ngày chờ cây nảy mầm cũng như mong ngóng sớm được nhận bò để chăm sóc, phát triển kinh tế”.

Bà con dân tộc Chứt trồng cỏ, trỉa ngô chăn nuôi bò sinh sản

Cùng chung tâm trạng phấn khởi, chị Hồ Thị Bình chia sẻ: "Chúng tôi làm cả ngày mà không thấy mệt, buổi trưa chỉ tranh thủ vào nhà trưởng bản để ăn tạm mỳ tôm rồi lại tiếp tục làm việc. Hi vọng từ các dự án này, bà con sẽ có cơ hội thoát nghèo, tự lập trong cuộc sống".

“Dự án hỗ trợ bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre chăn nuôi bò nái sinh sản” có tổng kinh phí 446 triệu đồng (nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 là 350 triệu đồng, nguồn đóng góp của Nhân dân là 96 triệu đồng).

Để thực hiện dự án trên, xã Hương Liên triển khai dự án trồng cỏ, trồng ngô phục vụ chăn nuôi với kinh phí hơn 360 triệu đồng từ nguồn ngân sách hỗ trợ của UBND huyện Hương Khê và nguồn Nhân dân đóng góp (bao gồm các hạng mục cải tạo đồng ruộng, làm đất, xây dựng hàng rào, hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...).

Đến thời điểm này, tổ phát triển sản xuất bản Rào Tre đã cơ bản hoàn thành gieo trỉa ngô, trồng cỏ theo kế hoạch. Đối với “Dự án hỗ trợ bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre chăn nuôi bò nái sinh sản”, dự kiến, xã Hương Liên sẽ bàn giao bò cho bà con dân tộc Chứt trong tháng 6/2023. Quá trình triển khai các dự án, huyện sẽ cử cán bộ chuyên môn phối hợp với chính quyền xã và bản bám sát tiến độ, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc cây, con cho bà con.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.