Bảo hộ nhãn hiệu - “lệnh bài” cho sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Không chỉ gia tăng số lượng, chất lượng, các cơ sở sản xuất ở Hà Tĩnh cũng chú trọng xây dựng lộ trình phát triển nhãn hiệu, bảo đảm cho các sản phẩm OCOP cạnh tranh trên thị trường.

Sau gần 3 năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, Hà Tĩnh có 157 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 7 sản phẩm xếp hạng 4 sao và 150 sản phẩm xếp hạng 3 sao.

Trong đó, có nhiều sản phẩm khẳng định được thương hiệu trong và ngoài tỉnh như: trà gừng hòa tan; gạo Xuyên Hương; trà gạo lứt Omega An Phát; bánh đa nem Thuận Kỷ; giò lụa Tiến Giáp; nước mắm, sứa Luận Nghiệp; mực khô, tôm nõn Thu Hùng…

Đáng nói, tất cả sản phẩm đều được xây dựng nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ.

Bảo hộ nhãn hiệu - “lệnh bài” cho sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Công ty An Phát ứng dụng công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việc nghiên cứu sản xuất các thực phẩm từ gạo lứt đã giúp Công ty TNHH Sản xuất thương mại An Phát (xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà) nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường với các đơn đặt hàng số lượng lớn. Trong đó, nhiều sản phẩm chế biến từ gạo lứt đã được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Giám đốc công ty Lê Văn An phấn khởi cho biết: "Từ khi hình thành, công ty luôn chú trọng phát triển thương hiệu và nhãn hiệu cho từng sản phẩm. Chúng tôi nhận thức rằng, để nâng tầm vị thế và phát triển bền vững thì nhãn hiệu của sản phẩm cần được bảo hộ. Bởi vậy, khi xây dựng sản phẩm OCOP, bên cạnh cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thì đơn vị cũng thực hiện các bước xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Khi được bảo hộ, chắc chắn sản phẩm của công ty sẽ có uy tín hơn trên thị trường, tránh được tình trạng hàng nhái hoặc các hình thức cạnh tranh không lành mạnh.

Bảo hộ nhãn hiệu - “lệnh bài” cho sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, sản phẩm cũng được Công ty An Phát chú trọng.

Chị Nguyễn Thị Sen, ở thôn Hợp Sơn, xã Thanh Lộc (Can Lộc) chia sẻ: "Trước đây, bảo hộ nhãn hiệu là khái niệm rất xa lạ. Tôi làm mô hình sản xuất nấm, thị trường nhỏ hẹp nên chưa quan tâm nhiều đến thương hiệu, nhãn hiệu. Sau khi tiếp cận các thông tin từ ngành chức năng và triển khai xây dựng sản phẩm OCOP, chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu.

Với sự hỗ trợ của các cấp, hiện nay, sản phẩm nấm rơm với nhãn hiệu “Nấm Sen Giáp” của gia đình đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn bảo hộ nhãn hiệu.

Bảo hộ nhãn hiệu - “lệnh bài” cho sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Từ sản phẩm nông nghiệp đơn giản, đến nay, nấm rơm của gia đình chị Nguyễn Thị Sen đã có nhãn hiệu, thương hiệu trên thị trường.

Ông Lê Xuân Tùng – cán bộ phụ trách Phòng OCOP (Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh) cho biết, một trong những tiêu chí bắt buộc đối với cơ sở sản xuất khi xây dựng sản phẩm OCOP là tối thiểu phải được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Điều này có nghĩa tất cả sản phẩm OCOP Hà Tĩnh sẽ được bảo hộ nhãn hiệu.

Từ điều kiện khắt khe này, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất ở Hà Tĩnh đã chú trọng hơn công tác bảo hộ nhãn hiệu, phát triển thương hiệu. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh là đơn vị trực tiếp kiểm tra các thông tin mà đơn vị sản xuất đăng tải, hạn chế tối đa thông tin không đúng với thực tế.

Bảo hộ nhãn hiệu - “lệnh bài” cho sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Quá trình xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm, chị Sen nhận được nhiều hỗ trợ, tư vấn của các ngành liên quan như: Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, Sở KH&CN...

Trước khi có chương trình OCOP, từ năm 2015, tỉnh Hà Tĩnh đã có Đề án Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Nhờ đó, khi chương trình OCOP được triển khai thì ngành KH&CN đã kịp thời theo sát, tiếp tục triển khai các hoạt động cụ thể về bảo hộ nhãn hiệu.

Quyền Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Chuyên ngành (Sở kH&CN) Trần Mạnh Hùng cho biết, việc bảo vệ thương hiệu trong bối cảnh thị trường nhiều cạnh tranh có vai trò rất quan trọng. Nhãn hiệu là nỗ lực, tên tuổi và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu không chỉ khẳng định chất lượng, tăng tính cạnh tranh mà còn giúp bảo vệ sản phẩm không bị xâm phạm, làm nhái. Thời gian tới, Sở KH&CN sẽ tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực hiện quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Hương Sơn thử nghiệm nhiều giống cây mới

Hương Sơn thử nghiệm nhiều giống cây mới

Sâm bố chính, dứa là 2 loại cây trồng mới được người dân xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) thử nghiệm, kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, thay thế một số cây trồng đã thoái hóa.