Biển xâm lấn, đê sông sạt lở ở xã biển Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Hơn 10km đường bờ biển và gần 5km tuyến đê sông ở xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang đứng trước tình trạng bị xâm lấn, sạt lở gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân địa phương.

Biển xâm lấn, đê sông sạt lở ở xã biển Kỳ Anh

Từng cồn cát cao và tuyến rừng phòng hộ ven biển Kỳ Ninh cứ biến mất dần qua từng năm vì hiện tượng biển xâm thực

Theo nhiều người dân Kỳ Ninh, cách đây vài năm biển cách bờ và khu vực rừng phòng hộ đến cả chục mét, nhưng nay đang tiến dần đến khu vực có người dân sinh sống.

Mỗi năm “ăn sâu” vào bờ trung bình 3-4m, riêng trận mưa lũ tháng 10/2020 vừa qua đã khiến bờ biển bị “ăn” mất khoảng 10-15m.

Biển xâm lấn, đê sông sạt lở ở xã biển Kỳ Anh

Từng hàng cây rừng phòng hộ bật gốc sau các đợt nước biển dâng cao

Anh Đinh Hải Ninh (thôn Hải Hà, xã Kỳ Ninh) cho hay: Sống gần khu vực bờ biển, rất nhiều năm nay, bà con chúng tôi chứng kiến việc từng hàng phi lau chắn sóng biến mất dần dần. Đặc biệt, thời gian gần đây, tình trạng biển xâm thực càng trở nên nghiêm trọng, lấn dần vào khu vực người dân sinh sống... Chỉ sợ vài năm nữa thì ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân, cho nên bà con Nhân dân chúng tôi mong muốn được chính quyền các cấp phải thực sự quan tâm nhìn nhận vấn đề này để có giải pháp đảm bảo lâu dài cho bà con.

Được biết, 10 km bờ biển của xã Kỳ Ninh chạy dọc 6 thôn gồm: Bàn Hải, Tân Tiến, Tiến Thắng, Hải Hà, Tam Hải 1 và Tam Hải 2 với hơn 1.500 hộ dân đang sinh sống. Thời gian gần đây, vào mùa mưa bão tình trạng sạt lở bờ biển cộng với triều cường dâng cao khiến ngập úng cục bộ xảy ra tại các khu vực trũng thấp.

Biển xâm lấn, đê sông sạt lở ở xã biển Kỳ Anh

Tuyến đê Kỳ Ninh dài gần 5km sau nhiều năm đưa vào sử dụng hiện đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng

Không chỉ sạt lở ven biển, tuyến đê Kỳ Ninh dài gần 5km “bảo hộ” cho 3 thôn Tân Thắng, Tân Thành và Vĩnh Thuận với hơn 70 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng đang ngày càng mong manh trước những diễn biến của thời tiết cực đoan như hiện nay.

Được biết, tuyến đê biển Kỳ Ninh được tổ chức Oxfarm của Anh tài trợ xây dựng từ năm 1993, là tuyến đê đất có tổng chiều dài 4,7 km, chiều rộng mặt đê 3 - 5m, trong đó có một cống tiêu thoát nước tại khu vực sông Đền Trần (hay còn gọi là khu vực sông Vịnh).

Tuy nhiên, theo từng năm, tuyến đê này dần mất tác dụng trong việc ngăn mặn, giữ ngọt cho hơn 70 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đợt mưa lũ cuối tháng 10 vừa qua, do chiều cao mặt đê thấp, nền đất yếu nên đã có tới 4 điểm sạt lở với tổng chiều dài là 40m và dù đã được gia cố tạm thời nhưng chỉ cần một trận mưa lớn là hiện trạng sạt lở lại có thể quay trở lại.

Ông Võ Xuân Liễu - Trưởng thôn Tân Thắng chia sẻ: “Qua nhiều lần tiếp xúc cử tri, bà con chúng tôi đã kiến nghị cần phải cải tạo xây dựng tuyến đê Kỳ Ninh. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả nên cứ đến mùa mưa lũ là bà con không an tâm, không chỉ sợ lúa, hoa màu hư hại mà còn sợ nước tràn vào nhà...".

Biển xâm lấn, đê sông sạt lở ở xã biển Kỳ Anh

Tuyến đường ra biển ở thôn tam Hải 1 bị sóng đánh vỡ, gây xói lở ở nền móng

Ông Lê Công Đường - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh cho hay: "Địa hình của xã thấp trũng, xung quanh hầu hết là biển, sông. Thực trạng biển lấn bờ, sạt lở đê sông đang khiến bà con rất lo lắng. Chúng tôi rất mong cấp trên sớm có giải pháp xử lý, ngăn chặt dứt điểm tình trạng này…”.

“Để đầu tư hạ tầng kè chắn sóng, xây dựng tuyến đê sông ở Kỳ Ninh đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn. Chính vì vậy, trong nhiều lần tiếp xúc cử tri với Đoàn ĐBQH, thị xã đã kiến nghị Chính phủ sớm có giải pháp triển khai. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã thực hiện một số biện pháp trước mắt làm giảm nguy cơ thiệt hại xảy ra trong mùa mưa bão như: Hỗ trợ người dân di dời ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở, ngập lụt; vận động, hỗ trợ cùng người dân bồi đắp lại tuyến đê sông, khắc phục tạm thời để sản xuất….”, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh Nguyễn Thế Anh cho biết thêm.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.