Cẩm Xuyên trồng mai vàng để phát triển kinh tế gắn với du lịch

(Baohatinh.vn) - 5.000 cây mai vàng sẽ được huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) trồng tại xã gần kề khu du lịch biển Thiên Cầm nhằm phát triển kinh tế và tạo cảnh quan du lịch...

Cẩm Xuyên trồng mai vàng để phát triển kinh tế gắn với du lịch

Ông Nguyễn Tiến Hùng được cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên hướng dẫn cách trồng cây mai

Khu vườn rộng hơn 3.000 m2 của gia đình ông Nguyễn Tiến Hùng (thôn Rạng Đông, xã Cẩm Dương, Cẩm Xuyên) trước đây chuyên trồng lạc nhưng do đất cát khô cằn nên không hiệu quả. Mỗi năm, gia đình ông Hùng chỉ trồng được một vụ lạc, còn lại đất bỏ hoang. Mới đây, được thôn lựa chọn để triển khai mô hình trồng cây mai vàng, ông Hùng đã đổ thêm đất thịt, cải tạo đất và đào hố theo hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên.

Ông Nguyễn Tiến Hùng cho biết: “Trong vườn gia đình tôi cũng có 2 cây mai được trồng nhiều năm trước và nhiều lần được thương lái dạm mua nhưng tôi chưa bán. Nhận thấy mai vàng hợp với vùng đất cát pha đất thịt nên khi địa phương triển khai mô hình, tôi đăng ký ngay. Sau khi được tập huấn và cấp cây giống, gia đình tôi đang triển khai trồng 100 cây mai vàng. Trồng xong, tôi sẽ lắp hệ thống tưới để tiện chăm sóc”.

Cẩm Xuyên trồng mai vàng để phát triển kinh tế gắn với du lịch

Ông Phan Xuân Tưởng trồng mai theo quy trình kỹ thuật

Cũng như gia đình ông Hùng, ông Phan Xuân Tưởng (thôn Rạng Đông, xã Cẩm Dương, Cẩm Xuyên) đang tất bật trồng cây mai trong khu vườn rộng gần 500 m2 của gia đình.

“Tôi đăng ký và được cấp về 40 cây mai vàng. Cũng may mấy hôm nay thời tiết thuận lợi để làm đất và trồng. Để đạt tỷ lệ sống cao, tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi” - ông Phan Xuân Tưởng cho hay.

Cẩm Xuyên trồng mai vàng để phát triển kinh tế gắn với du lịch

Được tập huấn kỹ thuật nên trước khi trồng, người dân thực hiện bón phân theo hướng dẫn

Trồng mai vàng trên đất pha cát là mô hình được Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên triển khai năm 2021 nhằm mục đích đưa cây hoa mai về các xã vùng bãi ngang của Cẩm Xuyên. Mô hình triển khai thí điểm ở 2 xã: Cẩm Dương và Yên Hòa với số lượng 5.000 cây mai vàng được trồng trong vườn hộ của 81 hộ. Theo đó, mỗi hộ được cấp trung bình từ 40 – 100 cây mai vàng để trồng. Trước và sau khi trồng, trung tâm tổ chức tập huấn và trực tiếp hướng dẫn về kỹ thuật, cách chăm sóc để đảm bảo về tỷ lệ sống, phát triển và tạo thế…

Ông Phan Xuân Nam - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên chia sẻ: “Người dân xã Cẩm Dương và Yên Hòa vốn đã trồng mai để chơi cảnh. Tuy nhiên, trồng mai theo hướng hàng hóa thì chưa. Nhận thấy vùng đất cát pha đất thịt rất thích hợp với hoa mai nên chúng tôi triển khai mô hình trồng mai vàng gắn với phát triển kinh tế và du lịch vùng ven biển Thiên Cầm”.

Cẩm Xuyên trồng mai vàng để phát triển kinh tế gắn với du lịch

Vẻ đẹp của cây mai bản địa ở xã Cẩm Dương

Mô hình trồng cây mai vàng gắn với phát triển kinh tế và du lịch vùng ven biển Thiên Cầm có tổng kinh phí khoảng 200 triệu đồng, được trích từ nguồn ngân sách của UBND huyện Cẩm Xuyên. Tại Hà Tĩnh chưa có địa điểm cung ứng cây giống nên Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên phải mua cây giống ở các tỉnh miền Nam.

Dự kiến, sau 3 năm, khi cây mai cho hoa và có thể bán ra thị trường, trung tâm sẽ tiến hành nghiệm thu mô hình. Quá trình từ khi trồng đến khi cây mai ra hoa, trung tâm sẽ trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ người dân chăm sóc để cây mai phát triển, tạo dáng và ra hoa đẹp.

Cẩm Xuyên trồng mai vàng để phát triển kinh tế gắn với du lịch

Huyện Cẩm Xuyên trồng mai vàng ở các xã bãi ngang gần khu du lịch Thiên Cầm để phát triển kinh tế gắn với du lịch

Mục tiêu của huyện Cẩm Xuyên là đưa cây mai vàng về các xã bãi ngang gần khu du lịch Thiên Cầm để phát triển kinh tế gắn với du lịch. Bởi vậy, sau khi triển khai thí điểm thành công ở một số hộ, UBND huyện Cẩm Xuyên sẽ xây dựng kế hoạch để nhân rộng mô hình này.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Sản phẩm mới

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),