Can Lộc khắc phục hàng trăm ha lúa bị đổ, tập trung thu hoạch vụ xuân

(Baohatinh.vn) - Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang đẩy nhanh khắc phục tình trạng lúa đổ do ảnh hưởng của đợt mưa lớn vừa qua, tranh thủ thời tiết nắng ráo tập trung thu hoạch vụ xuân.

Can Lộc khắc phục hàng trăm ha lúa bị đổ, tập trung thu hoạch vụ xuân

Bí thư Huyện ủy Can Lộc Nghiêm Sỹ Đống kiểm tra mô hình giống lúa thuần năng suất cao ĐH 12 tại thôn Hạ Vàng, xã Vượng Lộc.

Sáng 16/5, lãnh đạo huyện Can Lộc đã tổ chức thăm đồng để đánh giá năng suất lúa vụ xuân năm 2023.

Đoàn đã đi kiểm tra các mô hình sản xuất lúa thuần chất lượng cao như: lúa Hà Phát 3 (ở xã Tùng Lộc); lúa Hương Bình (xã Thuần Thiện); lúa ĐH 12, VNR 20 (xã Vượng Lộc); lúa Thiên Ưu 8, Bắc Thịnh (xã Khánh Vĩnh Yên); lúa DQ 11 (thị trấn Đồng Lộc)…

Đoàn cũng đến tham quan một số mô hình sản xuất theo tiêu chí cánh đồng mẫu kết hợp phá bờ thửa nhỏ tại: thôn Hạ Vàng (xã Vượng Lộc), thôn Tràng Sơn (xã Khánh Vĩnh Yên), thôn Minh Hương (xã Trung Lộc), tổ dân phố Nam Mỹ (thị trấn Đồng Lộc)…

Vụ xuân năm 2023, toàn huyện Can Lộc gieo trồng 9.182 ha lúa. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện, ngành chuyên môn, chính quyền các địa phương và sự nỗ lực của bà con nông dân nên toàn bộ diện tích lúa được gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Theo đánh giá, năng suất lúa vụ xuân năm nay của huyện dự kiến đạt gần 62 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm 2022 khoảng 1 tạ/ha.

Can Lộc khắc phục hàng trăm ha lúa bị đổ, tập trung thu hoạch vụ xuân

Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Đặng Trần Phong tham quan mô hình giống lúa thuần năng suất VNR 20 ở xã Gia Hanh.

Đến thời điểm hiện tại, huyện Can Lộc đã thu hoạch lúa vụ xuân được hơn 2.000 ha, đạt khoảng 20% tổng diện tích. Dự kiến trong 1 tuần tới, nếu thời tiết thuận lợi, toàn huyện sẽ hoàn thành thu hoạch lúa vụ xuân 2023.

Qua thăm đồng, Bí thư Huyện ủy Can Lộc Nghiêm Sỹ Đống đánh giá cao sự nỗ lực của phòng chuyên môn, cấp uỷ, chính quyền các cấp trong triển khai sản xuất lúa vụ xuân 2023, nhất là sự chủ động trong phòng trừ sâu bệnh, có biện pháp khắc phục 200 ha lúa xuân đổ ngã do mưa dông, gió giật.

Can Lộc khắc phục hàng trăm ha lúa bị đổ, tập trung thu hoạch vụ xuân

Tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ xuân.

Thời gian tới, phòng chuyên môn và các địa phương cần bám sát dự báo thời tiết để chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, tiếp tục có điều tiết về máy gặt giữa các vùng để đảm bảo tiến độ.

Nhằm chuẩn bị tốt cho sản xuất vụ hè thu, phòng chuyên môn và các địa phương cần tiến hành nạo vét kênh mương thuỷ lợi nội đồng, chuẩn bị nước tưới, vật tư nông nghiệp và luôn theo sát chỉ đạo của huyện để đạt năng suất cao nhất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.