Cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2025

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Quốc hội thông qua, Bộ GTVT được phân bổ hơn 304.104 tỷ đồng đầu tư các dự án giao thông quan trọng, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam, bao gồm đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267km).

Cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2025

Thi công cao tốc Mai Sơn - QL45). Ảnh: Tạ Hải

Đầu tư tiếp 729km bằng hình thức PPP

Ngày 28/7, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV thông qua nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Theo dự thảo nghị quyết, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 2,87 triệu tỷ đồng, gồm: 1,5 triệu tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương và 1,37 triệu tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.

Trong đó, Bộ GTVT dự kiến được phân bổ hơn 304.104 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Trung ương kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Đáng chú ý, Quốc hội cũng thống nhất bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 5 năm tới để đầu tư dự án quan trọng quốc gia đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Bùi Quang Thái - Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP, Bộ GTVT) cho biết, sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết bố trí vốn, Bộ GTVT đang tiến hành hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 để trình Hội đồng Thẩm định Nhà nước trước khi Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án, dự kiến vào kỳ họp cuối năm 2021.

Theo ông Thái, dự kiến dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dài 729km, gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353km) và Cần Thơ - Cà Mau (109km).

Dự án đi qua địa phận 12 tỉnh, thành: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

“Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến được triển khai bằng hình thức đối tác công tư (PPP). Chỉ khi nào dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, lúc đó mới xác định được tổng mức đầu tư, tỷ lệ vốn góp của ngân sách Nhà nước, vốn huy động của nhà đầu tư”, ông Thái chia sẻ.

Sẽ lựa chọn phương án khả thi

Đại diện Ban QLDA2 (đơn vị chủ trì tổng hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) cho biết, theo nghiên cứu sơ bộ, dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 dài 729km được chia thành 12 dự án thành phần, gồm các đoạn: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong, Vân Phong - Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau.

Hiện Bộ GTVT đang xây dựng 2 phương án đầu tư đối với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể, phương án 1, đầu tư xây dựng toàn bộ 12 dự án thành phần theo hình thức PPP với quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe, nền đường rộng 17m để nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam vào năm 2025.

Theo phương án này, tổng mức đầu tư dự án khoảng 146.990 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn gồm: 73.495 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước và 73.495 tỷ đồng vốn nhà đầu tư huy động.

“Phần vốn hỗ trợ của Nhà nước đảm bảo không vượt quá 50% tổng mức đầu tư theo đúng quy định của Luật PPP. Vốn Nhà nước tham gia vào dự án để phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ một phần xây lắp các dự án”, đại diện Ban QLDA2 thông tin.

Phương án 2, thực hiện đầu tư xây dựng 9 dự án thành phần, gồm các đoạn: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong, Vân Phong - Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau.

Còn lại, 3 dự án thành phần đoạn: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ do địa hình thắt hẹp và đi trùng với đường Hồ Chí Minh nên chỉ tiến hành giải phóng mặt bằng, sau đó, căn cứ vào tình hình thục tế cân đối nguồn vốn, Bộ GTVT hoặc địa phương sẽ quyết định lựa chọn hình thức đầu tư để triển khai.

Theo phương án này, tổng mức đầu tư của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 118.672 tỷ đồng, gồm: Vốn ngân sách Nhà nước 61.628 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư huy động khoảng 57.044 tỷ đồng.

“Bộ GTVT Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị thực hiện hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 để trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo phương án khả thi nhất”, đại diện Ban QLDA2 nói và cho biết, tổng mức đầu tư và nguồn vốn tham gia của ngân sách Nhà nước hiện nay mới chỉ là sơ bộ, số liệu chính thức sẽ có khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đại diện Ban QLDA 2 cho biết, về lộ trình triển khai, dự kiến, cuối tháng 7/2021, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Cuối tháng 8, đầu tháng 9/2021, Chính phủ trình Ủy ban Kinh tế Quốc hội thẩm tra dự án trước khi báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 vào kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV diễn ra vào cuối năm 2021.

“Sau khi dự án được thông qua chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt dự án đầu tư, lúc đó mới biết được Bộ GTVT hay địa phương thực hiện nhiệm vụ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại các dự án”, đại diện Ban QLDA2 chia sẻ.

Theo Báo Giao thông

Chủ đề GPMB cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tăng giá điện từ 11/10

Tăng giá điện từ 11/10

Sau 2 lần tăng giá điện vào năm 2023, giá bán lẻ điện tiếp tục tăng từ chiều nay (11/10).
Công khai người bỏ cọc khi đấu giá đất

Công khai người bỏ cọc khi đấu giá đất

Khi tổ chức đấu giá đất phải công khai quy hoạch, điều chỉnh bảng giá đất, công khai đối tượng bỏ cọc nhằm hạn chế các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, thổi giá...
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Hà Tĩnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

Hà Tĩnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

Buổi gặp mặt 250 doanh nhân tiêu biểu trên địa bàn toàn tỉnh là dịp để Hà Tĩnh tôn vinh những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh.
Đủ nguồn vật liệu xây cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2

Đủ nguồn vật liệu xây cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2

Nguồn vật liệu cát, đất, đá để xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đã được các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu gấp rút tìm kiếm và đẩy nhanh thủ tục khai thác. Đến nay, vật liệu thi công cho các dự án cao tốc về cơ bản đã không còn thiếu.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
"Doanh nhân kết nối nâng tầm - cùng phát triển”

"Doanh nhân kết nối nâng tầm - cùng phát triển”

Thời gian qua, Hội Doanh nghiệp, doanh nhân Hà Tĩnh tại Hà Nội không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, khẳng định niềm tin, trách nhiệm đối với quê hương nói riêng và xã hội nói chung.