Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam quay đầu giảm trong tháng 7

(Baohatinh.vn) - Sau khi tăng trưởng trở lại trong tháng 6, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam sụt giảm trong tháng 7 khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm - trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến các điều kiện kinh doanh.

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam quay đầu giảm trong tháng 7

(Ảnh minh họa)

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã giảm trở lại xuống dưới ngưỡng trung tính 50 điểm trong tháng 7 khi đạt 47,6 điểm so với 51,1 điểm của tháng 6.

Dữ liệu của tháng 7 cho thấy, sản lượng ngành sản xuất giảm nhẹ sau khi có sự tăng trưởng trở lại trong tháng trước. Tuy nhiên, mức độ giảm là nhẹ hơn nhiều so với giai đoạn suy thoái tồi tệ vừa qua.

Cũng giống như sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm sau khi tăng trong tháng 6. Tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm do số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh, và lý do được cho là những hạn chế đi lại, nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu giảm vì đại dịch Covid-19.

Với số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các công ty đã lại có thể giảm lượng công việc tồn đọng trong tháng 7. Lượng công việc chưa thực hiện giảm sáu tháng liên tiếp, với mức độ cao hơn so với thời kỳ khảo sát trước.

Khối lượng công việc giảm được cho là lý do dẫn đến việc làm tiếp tục giảm, và một số công nhân được cho là đã quyết định nghỉ việc để tìm các cơ hội việc làm khác.

Như với tình trạng giảm việc làm, các nhà sản xuất đã giảm hoạt động mua hàng, tồn kho hàng hóa đầu vào và tồn kho hàng thành phẩm vào đầu quý 3.

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã bị kéo dài trong suốt 8 tháng. Khó khăn trong việc nhận hàng từ Trung Quốc và những vấn đề của vận tải đường biển được cho là lý do dẫn đến kéo dài thời gian giao hàng gần đây.

Tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu đã góp phần làm tăng chi phí đầu vào tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 7. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá vẫn chậm.

Trong khi đó, giá đầu ra đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp. Mức giảm gầy đây nhất là nhẹ nhưng vẫn mạnh hơn so với tháng 6.

Mặc dù sản lượng giảm trong tháng 7, các công ty vẫn lạc quan về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới. Tâm lý kinh doanh chỉ giảm nhẹ so với tháng trước. Theo những người trả lời khảo sát, kỳ vọng cải thiện nhu cầu thị trường và số lượng đơn đặt hàng mới dẫn đến tâm lý lạc quan về sản lượng.

(Theo IHS Markit)

Đọc thêm

Doanh nghiệp Hà Tĩnh sôi nổi ra quân sản xuất đầu năm

Doanh nghiệp Hà Tĩnh sôi nổi ra quân sản xuất đầu năm

Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, không khí ra quân sản xuất tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra sôi nổi, phấn khởi. Các doanh nghiệp đều thể hiện quyết tâm, nỗ lực ngay từ những ngày đầu năm.
Tăng tốc trên công trình trọng điểm quốc gia

Tăng tốc trên công trình trọng điểm quốc gia

Sau những ngày nghỉ Tết, công trường cao tốc Bắc - Nam cùng các dự án trọng điểm lại nhộn nhịp tiếng máy. 2025 là năm hoàn thành, đưa vào khai thác nhiều công trình quan trọng nên nhà thầu quyết tâm tạo khí thế thi đua ngay từ đầu xuân mới.
Cảng Vũng Áng đón chuyến hàng đầu năm mới

Cảng Vũng Áng đón chuyến hàng đầu năm mới

Sáng mùng 4 Tết, cảng Vũng Áng đã đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng bốc xếp hàng hóa, mang theo hy vọng về sự khởi đầu thuận lợi của hoạt động vận tải biển Hà Tĩnh.
Vũng Áng vươn mình

Vũng Áng vươn mình

Những con tàu cập bến, những chuyến hàng ra khơi, tiếng xe, tiếng máy… đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự vận động, chuyển mình vừa thâm trầm mà mạnh mẽ, quyết liệt ở Vũng Áng - khu kinh tế động lực của Hà Tĩnh.
Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.