Có giải pháp phù hợp trong khai thác tiềm năng rừng và đất lâm nghiệp

(Baohatinh.vn) - Chiều 15/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Đề án khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

co giai phap phu hop trong khai thac tiem nang rung va dat lam nghiep

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Đề án phải xây dựng các giải pháp phù hợp dựa trên tinh thần nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp nhưng không đánh đổi môi trường.

Khai thác tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp để phát triển KT-XH là một đề án lớn, nằm trong chương trình hành động toàn khóa thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Sở NN&PTNT được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng và đến nay, đề án cơ bản xong; cuộc họp này nhằm tiếp tục xin ý kiến góp ý của các thành phần có liên quan, nhất là chỉ đạo của UBND tỉnh để làm cơ sở hoàn thiện, sớm trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua...

co giai phap phu hop trong khai thac tiem nang rung va dat lam nghiep

PGĐ Sở NN&PTNT Nguyễn Bá Thịnh: Việc xây dựng một đề án sát đúng, mang tính khả thi cao là cần thiết để tạo bước đột phá trong sản xuất lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển KT-XH, xây dựng NTM trong thời gian tới.

Nội dung của Đề án tập trung vào 3 phần lớn gồm: phần đánh giá tiềm năng, lợi thế và tình hình quản lý, khai thác, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trong phát triển KT-XH; phần quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện; phần tổ chức thực hiện.

Đáng chú ý, đề án đã xác định, đối với rừng phòng hộ, đặc dụng thì thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đồng thời tổ chức các chương trình, dự án để khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái, cảnh quan môi trường rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Đối với rừng sản xuất, tập trung phát triển vùng nguyên liệu gỗ, đảm bảo tăng năng suất và giá trị, chú trọng phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực trên đất rừng sản xuất...

co giai phap phu hop trong khai thac tiem nang rung va dat lam nghiep

Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang - Phạm Quốc Thanh: Đề án cần đánh giá rõ hơn, sâu hơn về thực trạng sử dụng đất rừng và nhiều số liệu chưa chính xác nên hoàn thiện cần khảo sát lại từ cơ sở...

Ngoài ra, đề án cũng xây dựng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp khác như: đổi mới hoạt động, hình thức tổ chức sản xuất các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng; định hướng phát triển chiến lược, lựa chọn và bố trí hợp lý tập đoàn cơ cấu loài cây trồng theo các đối tượng rừng nhằm phát huy tối đã tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh thực hiện việc liên doanh, liên kết, hình thành vùng nguyên liệu gắn với chế biến; khuyến khích các hoạt động chế biến lâm sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là đường vào các khu sản xuất tập trung gắn với dân sinh, kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất...

co giai phap phu hop trong khai thac tiem nang rung va dat lam nghiep

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên - Trần Hữu Duyệt: Đề án đã đánh giá cơ bản tổng quan việc quản lý, khai thác sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

Tham gia đóng góp ý kiến, các thành phần tham gia dự họp cho rằng, nội dung của đề án còn mất cân đối, đang chủ yếu tập trung phản ánh đến những vấn đề có liên quan đến đất lâm nghiệp, chưa chú trọng nhiều đến rừng; hiệu quả của từng đối tượng chưa được thể hiện cụ thể bằng con số chưa có nên chưa thể so sánh hiệu quả sử dụng đất giữa các loại; hiện một số địa phương đang vỡ quy hoạch trong trồng cây ăn quả nên đề án cần định hướng rõ có tiếp tục quy hoạch trồng cam hay không; nên định hướng lại các loại cây, con có liên quan đến rừng theo quy hoạch mới; nhiều số liệu trong đề án chưa khớp với thực trạng nên cần phải soát xét từ cơ sở lên; xây dựng các giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác lâm sản ngoài gỗ...

co giai phap phu hop trong khai thac tiem nang rung va dat lam nghiep

PGĐ Sở TN&MT Nguyễn Hùng Mạnh: Đề án phải mang tính khái quát cao, tổng hợp được các đề án đã xây dựng như Đề án phát triển chăn nuôi, Đề án phát triển cây ăn quả, Đề án phát triển rừng....

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu Sở NN&PTNT chủ động tiếp thu các ý kiến đóng góp và các văn bản đã có để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề án theo hướng có chiều sâu về nội hàm kinh tế.

Để tăng tính thuyết phục và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua, các sở, ngành, địa phương cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, bổ sung số liệu, tăng cường so sánh, đối chiếu để tăng tính thuyết phục. Riêng đối với các ngành có liên quan, cần nêu rõ quan điểm, góp ý sâu đối với lĩnh vực mình quản lý...

Trong đề án cũng cần mổ xẻ, nêu lên mặt trái, mặt phải khi thực hiện quy hoạch phát triển các loại cây, con, từng loại sản phẩm, đặt mục tiêu cụ thể cho từng loại vào từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt, đề án phải xây dựng các giải pháp phù hợp dựa trên tinh thần nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp nhưng không đánh đổi môi trường.

Việc xây dựng đề án này nếu có ảnh hưởng đến các đề án khác đã xây dựng trước đây thì cần mạnh dạn xin ý kiến thực hiện...

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.