(Baohatinh.vn) - Theo thông báo được ông Nguyễn Văn Thông - PGĐ Nhà máy Thủy điện Hố Hô ký ban hành hôm nay (6/11), tổng lưu lượng nước về hạ du qua tràn và tổ máy trong đợt xả bắt đầu từ 9h sáng mai (7/11) là 92,39m3/s.
Trong đó, lưu lượng xả qua tràn là 59,39m3/s, lưu lượng qua tổ máy là 33m3/s.
Từ 9h sáng 7/11, tổng lưu lượng nước về hạ du Thủy điện Hố Hô là 92,39m3/s.
Lãnh đạo Nhà máy Thủy điện Hố Hô cho hay, theo thông báo của Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, lúc 7h ngày 6/11, mực nước sông Ngàn Sâu tại Trạm Thủy văn Chu Lễ là 7,83m, các xã vùng hạ du đã hết ngập lụt; trong khi mực nước hồ thủy điện lúc 8h ngày 6/11 đạt cao trình 70,10m, lưu lượng nước về hồ là 40m3/s, lưu lượng qua máy 33m3/s, lưu lượng qua tràn 0m3/s.
Do mực nước trong hồ thủy điện đã ở mức nước dâng bình thường cao trình 70m nên để ứng phó với đợt mưa dự kiến xảy ra từ ngày 8/10/11, nhất là với lượng mưa từ 100-200mm trên khu vực Hương Khê, Nhà máy buộc phải điều tiết xả qua tràn bắt đầu từ 9h ngày 7/11; thời gian kết thúc xả sẽ có thông báo sau.
Trong quá trình điều tiết, Nhà máy thường xuyên cập nhật thông tin dự báo thời tiết và tình hình mưa lũ trên khu vực thượng lưu hồ để kịp thời thông báo và cảnh báo tới BCH PCTT&TKCN huyện Hương Khê, BCH PCTT&TKCN vùng hạ du Thủy điện Hố Hô, nhân dân vùng hạ du để chủ động ứng phó và xin ý kiến chỉ đạo trong việc điều tiết lũ.
Đặc biệt, trước khi điều tiết xả tràn 2 giờ (tức vào lúc 7h sáng 7/11), Nhà máy Thủy điện Hố Hô sẽ thông báo (bằng điện thoại, email) đến các cơ quan cấp tỉnh, huyện, các xã vùng hạ du; trước khi nâng cửa van cung để điều tiết xả tràn 30 phút (tức vào lúc 8h30" sáng 7/11), đơn vị thực hiện thông báo bằng lệnh còi hú theo quy trình vận hành hồ chứa mà Bộ Công thương phê duyệt.
Trong quá trình xả lũ, căn cứ vào lượng nước hồ tăng hay giảm, Nhà máy sẽ điều tiết phù hợp và đương nhiên khi tăng hay giảm, đơn vị sẽ thông báo bằng điện thoại, email đến các cơ quan chức năng theo quy định; mỗi lần thay đổi lưu lượng sẽ được thông báo bằng hiệu lệnh theo quy trình.
Hồi 15h30 chiều 6/11, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho biết, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng ngày và đêm 8/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Từ đêm 8/11, ở các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng, trung du phổ biến 16-19oC, vùng núi 13-15oC, núi cao 9-11oC.
Từ ngày 8/11 xuất hiện đợt mưa ở Bắc Bộ, sau đó mở rộng xuống Bắc Trung Bộ đến Quảng Bình. Lượng mưa cả đợt ở phía Tây Bắc Bộ 50-150mm; phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 50-100mm...
Chiều 21/5, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ, tình hình thực hiện một số dự án trên địa bàn KKT Vũng Áng và làm việc với BQL Khu kinh tế tỉnh, nhà đầu tư.
Tập đoàn Đèo Cả vừa kiến nghị Chính phủ cho phép đầu tư mở rộng các đoạn cao tốc Bắc Nam từ 4 làn xe lên 6 làn xe theo quy hoạch, bằng phương thức đối tác công - tư (PPP).
Tại phần mặt bằng dự án đường Hàm Nghi kéo dài được bàn giao, nhà thầu đã triển khai thảm bê tông nhựa mặt đường. Khi hoàn thành, tuyến đường là trục giao thông kết nối TP Hà Tĩnh với cao tốc Bắc - Nam.
Sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.
Các vị trí hư hỏng nặng trên tuyến đường ven biển Hà Tĩnh qua xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Bắc (huyện Kỳ Anh) đang bắt đầu được thi công sửa chữa.
Mực nước hồ chứa xuống thấp là thách thức với các nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh trong mùa nắng nóng. Linh động ứng phó, các đơn vị đang ưu tiên phát điện vào các khung giờ cao điểm.
Công tác giải phóng mặt bằng được các địa phương ở Hà Tĩnh thực hiện quyết liệt để bàn giao mặt bằng cho các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Chủ động, linh hoạt khắc phục khó khăn về thị trường, chi phí sản xuất, tỷ giá USD gia tăng…, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh đang nỗ lực để sớm hoàn thành mục tiêu trong quý II/2025.
Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn (nước Cộng hòa DCND Lào) bày tỏ sự ấn tượng trước quy mô và sự phát triển năng động của các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Vũng Áng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, logistics.
Giá điện tăng 4,8% đã tạo thêm sức ép với khách hàng sử dụng điện. Trong bối cảnh chi phí sản xuất bị “đội lên”, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động thích ứng, “kích hoạt” các giải pháp tiết kiệm điện.
Thực hiện Công điện của Thủ tướng về cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nội dung liên quan.
Các dự án điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà trên địa bàn góp phần giảm quá tải lưới mùa nắng nóng khi bán cho EVN gần 14% sản lượng điện tỉnh Hà Tĩnh tiêu thụ trong một năm.
Hoạt động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện mới chính thức được áp dụng. Theo đó, mỗi hộ dân tại Hà Tĩnh sẽ chi trả thêm tiền điện hằng tháng với mức tăng tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng.
Thay vì nộp thuế khoán, hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm ở Hà Tĩnh phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế từ ngày 1/6/2025.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tiếp nhận công trình điện tài sản công theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tạo thuận lợi cho khách hàng và nâng cao chất lượng điện năng.
Nguồn kinh phí Hà Tĩnh phân bổ thực hiện khuyến công địa phương năm 2025 là 1,8 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư, phát triển.
Hà Tĩnh đang tập trung phát huy nội lực, mở rộng kết nối, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng linh hoạt. Trên tinh thần đó, một số chuyên gia đã gợi mở những giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Với số thu nội địa 4 tháng đầu năm 2025 đạt 4.100 tỷ đồng (bằng 47% dự toán được giao, tăng 24% so với cùng kỳ), Hà Tĩnh đang hướng đến mục tiêu vượt kế hoạch năm.
Trên tuyến cao tốc Bãi Vọt – Vũng Áng ở Hà Tĩnh vừa được đưa vào khai thác, có khá nhiều vị trí bên phải tuyến theo chiều di chuyển Bắc - Nam được lắp đặt tường chống ồn.
Những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, các kỹ sư, người lao động Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh) vẫn nỗ lực bám sát các quy trình, vận hành an toàn, ổn định 2 tổ máy phát điện tổng công suất 1.200 MW.
Việc Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội phát triển về quy mô nguồn, lưới điện, tăng năng lực sản xuất điện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh.
Trước thời hạn thông tuyến không còn nhiều, các nhà thầu đảm nhận thi công cao tốc Vũng Áng - Bùng đoạn qua Hà Tĩnh đã bố trí nhân lực thi công xuyên dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5, lưu lượng di chuyển trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng ở Hà Tĩnh gia tăng nhanh nhưng tình hình giao thông vẫn thông suốt, người dân đi lại thuận lợi.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu