Đến năm 2020, Hà Tĩnh chuyển 2.254 ha đất lúa sang cây trồng khác

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa về phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đến năm 2020. Theo đó, trong 3 năm 2018 - 2020, toàn tỉnh sẽ tiến hành chuyển đổi 2.254 ha đất lúa sang trồng ngô và các loại cây trồng khác.

Đến năm 2020, Hà Tĩnh chuyển 2.254 ha đất lúa sang cây trồng khác

Giai đoạn 2018 - 2020, Hà Tĩnh tiến hành chuyển đổi 2.254 ha đất lúa sang trồng ngô và các loại cây trồng khác.

Trong đó, năm 2018 chuyển đổi 1.290 ha (1.090 ha ngô, 200 ha cây trồng khác); năm 2019, chuyển đổi 715 ha (431 ha ngô, 284 ha cây trồng khác); năm 2020, chuyển đổi 249 ha (162 ha ngô, 87 ha cây trồng khác).

Lộc Hà là địa phương có diện tích chuyển đổi nhiều nhất với 404 ha, sau đó đến các huyện Đức Thọ với 374 ha, Hương Sơn 362 ha.

Nhóm địa phương có diện tích chuyển đổi ở mức trung bình gồm: Thạch Hà 263 ha, Hương Khê 233 ha, Kỳ Anh 199 ha, Can Lộc 193 ha.

Nhóm địa phương có diện tích chuyển đổi ít gồm: TX Kỳ Anh 63 ha, Vũ Quang 48 ha, TP Hà Tĩnh 34 ha, Cẩm Xuyên 31 ha, Nghi Xuân 30 ha, TX Hồng Lĩnh 20 ha.

Đến năm 2020, Hà Tĩnh chuyển 2.254 ha đất lúa sang cây trồng khác

Phụ lục chi tiết diện tích chuyển đổi từng năm cho các địa phương

UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT, Sở Tài chính và cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch, đảm bảo linh hoạt, có hiệu quả thiết thực và đúng quy định; kịp thời xử lý các vướng mắc, khó khăn phát sinh tại cơ sở và tham mưu UBND tỉnh xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền tỉnh.

UBND các huyện, thành phố, thị xã phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2018 - 2020 chi tiết đến xã, phường, thị trấn trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của UBND tỉnh và tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả thiết thực; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương mình;

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tập trung triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả; định kỳ 6 tháng/lần (trước 30/5 và 15/12 hàng năm), tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.
Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.