Thanh long ruột đỏ "bén duyên" vườn đồi Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Mới du nhập vào xã Phú Lộc (Can Lộc) nhờ dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP) tài trợ nhưng giống thanh long ruột đỏ đã được nhiều người dân lựa chọn.

thanh long ruot do ben duyen vuon doi can loc

Cán bộ dự án SRDP kiểm tra mô hình cây thanh long ruột đỏ của Tổ hợp tác trồng thanh long Hồng Sơn.

Ông Lê Hồng Điệp - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng thanh long Hồng Sơn cũng chính là người đầu tiên đưa cây thanh long về Phú Lộc vào năm 2016. Từ chỗ chỉ trồng mấy trăm cây thử nghiệm, đến nay, khu vườn của ông Điệp mở rộng lên đến 2.500 trụ thanh long. Năm 2017, vườn thanh long mới cho quả bói nhưng sản lượng cũng lên đến 10 tấn. Năm 2018, ước tính sản lượng đạt 50 tấn, trừ chi phí, chủ nhân thu lợi khoảng 500 triệu đồng.

Ở Phú Lộc, không chỉ ông Điệp mà các hộ khác như: Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Việt cũng liên tục đầu tư mở rộng diện tích. Đến nay, chị Dung có gần 550 trụ, còn chị Việt có trên 300 trụ thanh long ruột đỏ. Đây là 3 thành viên trên tổng số 6 thành viên của Tổ hợp tác trồng thanh long Hồng Sơn triển khai vào tháng 4/2017 do SRDP tài trợ với tổng số vốn đầu tư hơn 216 triệu đồng, trong đó SRDP hỗ trợ 102 triệu đồng.

thanh long ruot do ben duyen vuon doi can loc

Thanh long ruột đỏ đang được mở rộng diện tích, dần trở thành một trong những giống cây chủ lực ở Phú Lộc. (Ảnh minh họa - Linh Châu)

Trồng thanh long ruột đỏ là dự án thứ 3 ở Phú Lộc được SRDP tài trợ sau 2 dự án khác là trồng cây gấc và cà gai leo nhưng được coi là thành công nhất dù mới được triển khai 11 tháng. Sau khi 1.800 cây thanh long cho quả bói, tổ hợp tác đang tiếp tục mở rộng diện tích và trồng mới trên 1.000 cây.

"Với đà này, những năm tới, nhiều hộ dân trên địa bàn sẽ chuyển đổi từ cây keo hoặc lúa sang trồng thanh long ruột đỏ, xem đây là một trong những giống cây chủ lực ở Phú Lộc” - Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hữu Hài khẳng định.

Thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi, đất sỏi đá, lại ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, chỉ cần rải rơm rạ, hoặc ủ trấu dưới gốc và bổ sung phân chuồng là cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Mỗi năm thu hoạch từ 13 - 15 lứa, mỗi trụ cho thu hoạch từ 25 - 30 kg, với giá bán thấp nhất 25.000 đồng/kg, mỗi ha cũng thu về gần 300 triệu đồng.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),