(Baohatinh.vn) - Chiều 25/11, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn tiếp và làm việc với bà Kate Reekie - Phó giám đốc Cơ quan Hợp tác phát triển Canada (CIDA) về kết quả triển khai Dự án phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh do Canada tài trợ.
Bà Kate Reekie đánh giá cao sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời của cấp ủy, chính quyền và người dân Hà Tĩnh trong việc đồng hành triển khai thực hiện hiệu quả Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh thời gian qua.
Thời gian tới, dự án sẽ tập trung củng cố và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp như: cây chè, lúa, lợn, rau…; tiếp tục phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện để đạt kết quả cao hơn nữa.
“Với những kết quả tốt đẹp mà dự án triển khai trong thời gian qua, chúng tôi sẽ xem xét đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động của ban chỉ đạo và tiếp tục gia hạn thực hiện tại Hà Tĩnh” – bà Kate Reekie nói.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn trao tặng bà Kate Reekie một số sản phẩm nông nghiệp địa phương
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cảm ơn bà Kate Reekie đã chia sẻ, ghi nhận những nỗ lực của Hà Tĩnh trong quá trình triển khai, đồng thời đánh giá cao hiệu quả của dự án trong việc góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương thời gian qua.
“Các tiểu hợp phần của dự án đang được chúng tôi triển khai theo đúng lộ trình, góp phần quan trọng trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững”, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cho biết.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn bà Kate Reekie quan tâm triển khai dự án chăn nuôi và kéo dài thời gian Dự án phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh vì dự án này thực sự hiệu quả và có ý nghĩa rất thiết thực đối với người dân Hà Tĩnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh được Tổ chức Hợp tác phát triển Canada (CIDA) tài trợ với tổng số vốn 11,4 triệu đôla Canada (tương đương 220.225 triệu VNĐ), trong đó, vốn ODA 10 triệu đôla Canada, vốn đối ứng của tỉnh 1,4 triệu đôla Canada.
Dự án được thực hiện trong 5 năm (2011-2016) tại 13 xã thuộc 3 huyện Thạch Hà, Kỳ Anh và Đức Thọ, với các hạng mục hỗ trợ chủ yếu như: máy móc, phương tiện, công trình hạ tầng quy mô nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận "Gạo rươi Đức Thọ" (Hà Tĩnh) góp phần khẳng định chất lượng, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
Với những giá trị đặc biệt về chất lượng, gạo rươi Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Gạo rươi Đức Thọ".
Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Tận dụng vùng đất hoang hóa, HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Xuân Giang (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) tiến hành trồng hàng vạn cây dược liệu - tràm năm gân trên diện tích gần 14 ha.
50 hộ dân ở các xã: Yên Hồ, Quang Vĩnh và Bùi La Nhân (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã được Công ty Luật Aliat chia sẻ kiến thức chăm sóc cũng như quy trình sản xuất gạo trên ruộng rươi.
Từ những hạt muối mặn mòi và nguồn nguyên liệu tươi ngon, chị Trần Thị Hòa đã làm ra nước mắm Hòa Cung thơm ngon, đậm đà, chất lượng và lan tỏa hương vị quê biển Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Thời điểm này, các hộ dân trồng đào phai tại Hà Tĩnh đang tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho công đoạn chăm sóc nụ để đào nở đúng dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Một trong những mô hình thuộc chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai tại vùng rốn lũ Hà Linh là nuôi dê sinh sản, bước đầu cho thấy hiệu quả cao.
Do bưởi Diễn chín sớm, hơn 80% diện tích tại xã Tân Dân (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã thu hoạch và bán ra thị trường, do đó, sản lượng cung cấp trong dịp tết Ất Tỵ sẽ giảm đáng kể.
Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Bà con nông dân Hà Tĩnh đã chủ động chống rét cho số diện tích mạ vừa gieo, tích cực làm đất, vệ sinh đồng ruộng, ra quân làm thủy lợi sẵn sàng xuống giống trà lúa chính vụ xuân 2025.
Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn người dân có các giải pháp chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước trong điều kiện hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra.
Mô hình nuôi chồn hương của một số hộ dân tại xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.
Để chuẩn bị cho Tổng điều tra NTNN năm 2025, Hà Tĩnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh với 13 thành viên, 12/13 huyện, thị, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện.
Đến nay, Hà Tĩnh đã có 2.037/2.042 tàu cá “3 không” được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước trong khai thác thủy sản.
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống đạt chứng nhận OCOP 3 sao để vươn ra thị trường.
Để phục vụ tết Nguyên đán 2025, thời điểm này người dân trồng cam bù ở các xã miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực dọn cỏ, dưỡng quả... để chờ đón vụ mùa thắng lợi, bội thu.
Với giá bán lẻ từ 17.000 – 25.000 đồng/kg, mỗi gia đình trồng kiệu tại xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có thể thu về cả mấy chục triệu đồng nhờ cây trồng này trong dịp Tết.
Hội nghị đã phổ biến các thông tin về Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2024 - 2030 đến các địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn.
Không khí chuẩn bị vụ rau tết tại làng rau an toàn Mai Hồ - thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt đầu nhộn nhịp. Những cánh đồng rau đang được chăm sóc cẩn thận nhằm đảm bảo một mùa vụ bội thu.