Đưa hương vị nước mắm truyền thống Hà Tĩnh vươn xa

(Baohatinh.vn) - Linh hoạt trong chuyển đổi mô hình hoạt động, HTX thu mua và chế biến thủy, hải sản Phú Khương (HTX Phú Khương, Kỳ Xuân, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã gặt hái thành công, từng bước đưa thương hiệu nước mắm Phú Khương vươn xa...

Video: Bà Lê Thị Khương - Giám đốc HTX chia sẻ về quá trình xây dựng thương hiệu nước mắm Phú Khương.

Xây dựng thương hiệu nước mắm 3 sao

Bà Lê Thị Khương - Giám đốc HTX chia sẻ: “Trong năm 2015, sau quá trình tìm hiểu, tổ hợp tác đã chuyển đổi thành mô hình HTX và mở rộng quy mô sản xuất. Nước mắm muốn ngon trước hết nguyên liệu đầu vào phải “chuẩn”.

Cá cơm được tuyển chọn kỹ từ vùng biển Kỳ Anh để đảm bảo độ ngọt và chất lượng của thành phẩm, muối ủ cá phải được trữ trên 2 năm. Đặc biệt, chúng tôi còn sử dụng thính rang từ gạo tạo cho nước mắm mùi thơm nồng đặc trưng, được nhiều khách hàng đánh giá cao”.

Đưa hương vị nước mắm truyền thống Hà Tĩnh vươn xa

Năm 2019, nước mắm Phú Khương được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, lấy chất lượng làm thước đo hàng đầu, năm 2019, nước mắm Phú Khương được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. HTX đang tiếp tục nâng cấp để tham gia, đánh giá phân hạng đạt chuẩn 4 sao, 5 sao.

“Sau khi tham gia OCOP, nước mắm Phú Khương thay đổi bao bì, nhãn mác, được hỗ trợ quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm... Nhờ đó, thị trường ngày càng rộng mở, khách hàng tin tưởng sử dụng. Sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước” - bà Lê Thị Khương phấn khởi cho biết.

Đưa hương vị nước mắm truyền thống Hà Tĩnh vươn xa

HTX Phú Khương luôn cố gắng lấy chất lượng làm thước đo hàng đầu.

Đưa nước mắm truyền thống vươn xa

Ngoài việc trân quý và gìn giữ cách làm nước mắm truyền thống của cha ông, HTX còn mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa thương hiệu nước mắm Phú Khương ngày càng vươn xa.

Với khu đất rộng 6.000 m2 nằm dọc tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng, HTX Phú Khương có điều kiện mở rộng quy mô, áp dụng được các công nghệ mới vào sản xuất. HTX đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng 120 bệ nước mắm bằng tấm năng lượng mặt trời tự đảo.

Đưa hương vị nước mắm truyền thống Hà Tĩnh vươn xa

HTX hiện đã có 120 bệ nước mắm bằng tấm năng lượng mặt trời tự đảo, sản xuất sẽ bỏ qua được việc mở nắp thùng ủ nên không bay hơi, đảm bảo chất lượng thành phẩm.

Giám đốc HTX cho biết thêm: “Dùng nguồn nhiệt từ các tấm thu năng lượng mặt trời có thể giảm một nửa thời gian sản xuất. Theo tính toán, lượng nước mắm cốt thu được nhiều hơn 30% so với công đoạn truyền thống và được chuyển hóa tối đa do nhiệt độ đạt ở mức tối ưu. Hơn nữa, sản xuất sẽ bỏ qua được việc mở nắp thùng ủ nên không bay hơi, đảm bảo chất lượng thành phẩm”.

Quá trình đóng chai thủ công bộc lộ nhiều hạn chế về năng suất lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm nên từ giữa năm 2019, HTX đã đưa vào hoạt động hệ thống máy chiết rót và đóng chai tự động trị giá gần 1,2 tỷ đồng.

Đưa hương vị nước mắm truyền thống Hà Tĩnh vươn xa

Hệ thống chiết rót và đóng chai tự động được đưa vào sử dụng, mang lại hiệu quả cho HTX.

Với hệ thống này, quá trình sản xuất rút ngắn, đảm bảo độ chính xác, định lượng đồng đều, tiết kiệm chi phí cho HTX. Năm 2020, HTX dự kiến thu mua 400 tấn nguyên liệu để sản xuất 200.000 lít nước mắm, doanh thu đạt gần 20 tỷ đồng.

Ngoài thu mua, chế biến thủy, hải sản, HTX Phú Khương còn kinh doanh các sản phẩm của vùng biển Kỳ Anh như mực, cá và tôm khô các loại, rong biển… Do đó, HTX cũng đã chi gần 1 tỷ đồng xây dựng kho đông với khối lượng dự trữ 50 tấn để đảm bảo quá trình bảo quản và cung ứng ra thị trường sản phẩm chất lượng.

Đưa hương vị nước mắm truyền thống Hà Tĩnh vươn xa

Nước mắn Phú Khương được khách hàng trong và ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Liên minh HTX Hà Tĩnh cho biết: “HTX Phú Khương đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới và hoạt động hiệu quả, luôn chịu khó tìm tòi, ứng dụng khoa học vào sản xuất. Đến nay, HTX đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động với mức thu nhập 6 - 7 triệu đồng/người/tháng và 40 lao động thời vụ”.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),