Đức Thọ triển khai tiêm phòng cho hơn 99.000 vật nuôi đợt 1/2025

(Baohatinh.vn) - Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.

Năm 2024, công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và ngành chức năng huyện Đức Thọ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Theo đó, kết quả tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục ở đàn trâu, bò được 5.813 con, đạt 75% kế hoạch; lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu, bò được 11.514, đạt 96,2% kế hoạch; dịch tả, tụ huyết trùng ở lợn được 15.620 con, đạt 102,9% kế hoạch; cúm gia cầm tiêm 70.895 con, đạt 53.5% kế hoạch; dại chó tiêm được 10.395 con, đạt 124% kế hoạch.

bqbht_br_j1.jpg
Lãnh đạo UBND huyện Đức Thọ trực tiếp triển khai công tác tiêm phòng đợt 1/2025 trong sáng ngày 25/3.

Năm 2025, nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên động vật có hiệu quả, UBND huyện Đức Thọ đã chỉ đạo các địa phương, ngành nông nghiệp và môi trường đã thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trong diện phải tiêm, đồng thời, thành lập các ban chỉ đạo tiêm phòng, phòng chống dịch gia súc, gia cầm và chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, tổng đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi trên địa bàn huyện Đức Thọ hiện có 133.138 con. Thời gian tiêm phòng được chia thành 2 đợt chính: đợt 1 từ tháng 3-5/2025 và đợt 2 từ tháng 9-10/2025. Chỉ tiêu giao tiêm phòng đợt 1 năm 2025 khoảng 99.042 con, trong đó, tập trung tiêm phòng các bệnh: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò; tụ huyết trùng, dịch tả lợn; cúm H5N1 trên gà, vịt và bệnh dại trên chó.

Ngoài 2 đợt tiêm phòng chính, các địa phương thường xuyên thực hiện tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm, vật nuôi thuộc diện phải tiêm phòng chưa được tiêm trong các đợt chính, số hết thời gian miễn dịch, số mới phát sinh.

bqbht_br_j2.jpg
Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân về phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng về nguy cơ, tác hại và các quy định, biện pháp phòng, chống dịch nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân, tổ chức và mọi người dân. Đặc biệt, biểu dương gương điển hình, đồng thời gắn trách nhiệm, xử lý nghiêm các địa phương, cá nhân chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.
Mùa vải thiều trĩu quả ở Kỳ Hoa

Mùa vải thiều trĩu quả ở Kỳ Hoa

Vải thiều được biết đến là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây vải đã khẳng định được chỗ đứng trên vùng đất nắng gió xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Bí quyết chăn nuôi dê khỏe mạnh, nhanh lớn

Bí quyết chăn nuôi dê khỏe mạnh, nhanh lớn

Với đặc tính dễ nuôi, sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn dễ kiếm, thời gian qua chị Hồ Thị Nhi ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên đã đầu tư mô hình nuôi dê và bước đầu mang lại hiệu quả.