Gần 21.000 ha lúa xuân nhiễm đạo ôn cổ bông: Đừng "ôm cây đợi thỏ"!

(Baohatinh.vn) - Vẫn chưa có một công bố chính thức nào liên quan đến nguyên nhân xuất hiện chủng đạo ôn lạ gây thiệt hại vụ lúa xuân tại Hà Tĩnh. Đối với người nông dân, điều đó không còn quan trọng bằng việc họ cần một định hướng sản xuất để không vấp phải những bài học chua xót như vừa qua...

gan 21 000 ha lua xuan nhiem dao on co bong dung om cay doi tho

Lúa Thiên ưu 8 bị đánh bật ra khỏi sản xuất trong vụ hè thu 2017.

Phải nói rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc sản xuất, cung ứng giống lúa vẫn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Do vậy, việc quản lý, kiểm soát chất lượng của cơ quan chuyên môn không thể thực hiện tận gốc. Có nghĩa, quy trình sản xuất, kiểm định đồng ruộng đến xuất giống đều không thuộc thẩm quyền của Sở NN&PTNT. Cơ quan này chỉ biết đến quy trình đó thông qua giấy chứng nhận hợp quy chuẩn mà doanh nghiệp cung cấp và lấy mẫu trên lô hàng trước khi xuất ra thị trường mà doanh nghiệp đăng ký.

Ông Lê Tùng Dương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết: Vụ xuân 2017, Chi cục lấy mẫu kiểm tra chất lượng ở 32 lô giống (tương đương 554 tấn). Trong đó, có 10 lô Thiên ưu 8 (tương đương 225 tấn) thì tất cả đều đạt chất lượng theo quy chuẩn QC0154:2011 của Bộ NN&PTNT. Cái khó nhất trong quản lý nhà nước của tỉnh chính là chỉ kiểm soát được phần “ngọn” - lấy mẫu trên lô hàng mà không thể kiểm tra được quy trình sản xuất vì vùng sản xuất giống không có trên địa bàn. Các quy chuẩn chất lượng gồm: Tỷ lệ nảy mầm, độ sạch, hạt khác giống và cỏ dại, chứ tuyệt nhiên không có quy định chất lượng nào liên quan đến dịch bệnh! Mỗi lô hàng theo quy định không quá 30 tấn, được đóng gói kèm mã ghi trên bao bì theo từng lô. Ngoài 50 tấn có hóa đơn từ công ty xuất đi, số còn lại liệu có kiểm soát được chất lượng?

gan 21 000 ha lua xuan nhiem dao on co bong dung om cay doi tho

Ngành nông nghiệp khuyến cáo, nông dân không nên tùy tiện để giống liền vụ nhằm đảm bảo phòng trừ sâu bệnh tốt hơn.

Điều quan trọng, cơ quan chuyên môn vẫn có thể kiểm soát bằng quản lý cơ cấu giống. Dựa trên nhu cầu sản xuất, không có nghĩa một giống lúa có thể tự “bành trướng” đến mất cân đối. Và công tác dự tính, dự báo, người ta bảo “lúa năng thăm, khoai năng ngó”, kể ra khi một giống lúa gieo cấy lên đến hàng chục ngàn ha (1/3 tổng diện tích) lại rơi vào thế bị động có thể xem là điều tối kỵ. Đó là chưa kể, theo sự tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn giống Thiên ưu 8 cung ứng trên địa bàn đều là cấp xác nhận (chỉ sản xuất lúa thương phẩm chứ không để giống được - PV). Việc khẳng định tỷ lệ giống do dân tự để nhiều hơn giống mới được cung ứng liệu có mâu thuẫn với công tác quản lý về sản xuất giống lúa?

Theo Sở NN&PTNT, nguyên nhân về dịch bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa ở vụ xuân vừa qua vẫn đang chờ các kết quả phân tích để có hướng giải quyết cho bà con nông dân. Một mùa sản xuất mới đã bắt đầu, bà con nông dân đành phải gác lại mất mát để bước vào vụ sản xuất hè thu với tâm thế đầy trăn trở, lo lắng. Bà Võ Thị Hương (thôn Mục Hòa, Trung Lộc, Can Lộc) cho biết: “Gia đình tôi được nhận 3 kg giống hỗ trợ sau mất mùa, số giống này chỉ đủ gieo cấy 1 sào ruộng thôi nên tôi phải mua thêm. Thế nhưng, chẳng biết nên dùng loại nào thay thế tốt hơn. Sau sự cố vừa rồi, thấy hoang mang quá”.

Mới đây, UBND tỉnh chỉ đạo tuyệt đối không sử dụng giống Thiên ưu 8 vào sản xuất. Tuy nhiên, những lỗ hổng mới đang tiếp tục nảy sinh. Nguyên nhân gì, trách nhiệm do đâu là nhiệm vụ buộc ngành chuyên môn phải tìm ra. Vấn đề là chỉ đạo sản xuất không thể chờ đợi đến khi nguyên nhân được công bố. Nói rộng ra, không chỉ với Thiên ưu 8, sản xuất cần một định hướng rõ về cơ cấu, cân đối nguồn giống từng địa phương, từng vùng để chủ động trong công tác quản lý, cũng như nâng cao tính dự tính, dự báo về bảo vệ thực vật. Đặc biệt, càng phải siết chặt hơn việc cung ứng, sản xuất giống lúa, nhất là đối với những đơn vị ngoài tỉnh và hỗ trợ tìm kiếm giống lúa của địa phương.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.