“Giấy thông hành” chất lượng của nước mắm truyền thống Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nhãn hiệu "Nước mắm Kỳ Ninh” (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sẽ được cấp văn bằng bảo hộ vào đầu năm 2021, giúp sản phẩm truyền thống nâng cao giá trị, khẳng định vị thế trên thị trường.

2 cơ sở đi đầu

Tháng 6/2020, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Kỳ Ninh”. Thực hiện dự án, với sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành từ tỉnh đến thị xã, xã Kỳ Ninh chọn 2 đơn vị là HTX Thu mua chế biến thủy hải sản Chiến Thắng và cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh tham gia vào nhãn hiệu “Nước mắm Kỳ Ninh”.

Đến nay, 2 đơn vị trên đã xây dựng sản phẩm đáp ứng các tiêu chí để được tham gia nhãn hiệu như: Đạt chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành; có bao bì đóng gói, nhãn mác; truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

“Giấy thông hành” chất lượng của nước mắm truyền thống Hà Tĩnh

Việc xây dựng nhãn hiệu “Nước mắm Kỳ Ninh” được 2 HTX, chủ cơ sở làm nước mắm truyền thống tại địa phương tích cực tham gia. (Trong ảnh: Công nhân HTX chế biến thủy hải sản Chiến Thắng thực hiện quy trình đảo mắm để tạo độ thơm ngon cho sản phẩm)

Bà Đặng Thị Luận, Giám đốc HTX Thu mua chế biến thủy hải sản Chiến Thắng cho biết: "Sau khi đáp ứng cơ bản các tiêu chí để được công nhận nhãn hiệu nước mắm Kỳ Ninh, HTX đang tìm hiểu quy trình đưa sản phẩm lên kệ các siêu thị trên toàn quốc, ngay khi nhãn hiệu chính thức có hiệu lực pháp lý trong thời gian tới. Đồng thời, HTX cũng đang từng bước mở rộng quy mô sản xuất lên 1,1 ha nhằm phát triển thương hiệu một cách “dài hơi” hơn.

“Giấy thông hành” chất lượng của nước mắm truyền thống Hà Tĩnh

Lâu nay, các sản phẩm nước mắm của xã Kỳ Ninh đang phát triển mang tính manh mún, chưa đồng bộ. Việc có một nhãn hiệu chung sẽ là bước ngoặt lớn để nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống của địa phương (Trong ảnh: Sản phẩm nước mắm Luận Nghiệp của HTX Thu mua chế biến thủy hải sản Chiến Thắng)

Theo bà Luận, việc được cấp văn bằng bảo hộ không chỉ là bước đệm quan trọng giúp sản phẩm truyền thống của địa phương vươn xa mà còn từng bước phát triển thương hiệu nước mắm Hà Tĩnh ngang tầm với các sản phẩm của các tỉnh bạn.

Cùng với HTX Thu mua chế biến thủy hải sản Chiến Thắng, cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh cũng đã tập trung sản xuất và xây dựng chất lượng theo quy chuẩn, đủ điều kiện tham gia đứng trong nhãn hiệu chung. Bà Nguyễn Thị Lệ Ninh - Chủ cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh chia sẻ: “Chúng tôi cố gắng đi tiên phong, làm mẫu cho các hộ dân, chủ cơ sở khác, từ đó, phối hợp với chính quyền và sở, ban, ngành từng bước thu hút các thành viên khác gia nhập để phát triển nhãn hiệu “Nước mắm Kỳ Ninh”.

“Giấy thông hành” chất lượng của nước mắm truyền thống Hà Tĩnh

Hơn 100 hộ dân, cơ sở tham gia chế biến nước mắm nhưng chỉ mới có 2 hộ đủ điều kiện đứng tên trong nhãn hiệu "Nước mắm Kỳ Ninh" (Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Lệ Ninh kiểm tra chất lượng các bể mắm trước khi xuất bán cho khách)

Đẩy mạnh truyền thông nhãn hiệu

Ông Trần Mạnh Hùng, Trưởng Phòng Quản lý công nghệ - chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh cho biết: “Dự kiến, nhãn hiệu nước mắm Kỳ Ninh sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ chính thức được cấp văn bằng bảo hộ vào đầu năm 2021. Đây là nhãn hiệu nước mắm đầu tiên của Hà Tĩnh đang được trình Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ".

Theo ông Hùng, việc được tham gia để được công nhận nhãn hiệu không đòi hỏi quy mô lớn, sản lượng nhiều mà yêu cầu về chất lượng, truy xuất nguồn gốc nên tất cả các cơ sở chế biến có nguyện vọng đều có thể tham gia.

“Giấy thông hành” chất lượng của nước mắm truyền thống Hà Tĩnh

Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Kỳ Ninh” cho sản phẩm nước mắm của xã Kỳ Ninh là phù hợp với chiến lược phát triển về khoa học và công nghệ, phát triển sản phẩm thủy sản đặc sản, sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống của Chính phủ nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng

Hiện nay, xã Kỳ Ninh có khoảng hơn 100 hộ dân và cơ sở sản xuất nước mắm, mỗi năm chế biến hơn 3.000 tấn cá, tạo ra hơn 30.000 lít nước mắm truyền thống với nguồn thu hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện chỉ mới có 2 đơn vị chủ lực là HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng và cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh đáp ứng đủ các điều kiện tham gia xây dựng nhãn hiệu “Nước mắm Kỳ Ninh”.

Ông Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND TX Kỳ Anh cho biết: “Sau khi nước mắm Kỳ Ninh chính thức được bảo hộ nhãn hiệu, thị xã sẽ tập trung chỉ đạo UBND xã Kỳ Ninh thành lập Hiệp hội nước mắm Kỳ Ninh. Đây là cơ quan tham mưu, thường trực thực hiện công tác quản lý nhãn hiệu chứng nhận nhằm kiểm soát chất lượng, phát triển, nhân rộng các cơ sở thành viên mang nhãn hiệu chung với kỳ vọng hơn 100 hộ chế biến nước mắm trên địa bàn đáp ứng đủ tiêu chuẩn đứng tên nhãn hiệu chung”.

“Giấy thông hành” chất lượng của nước mắm truyền thống Hà Tĩnh

Logo chính thức nhãn hiệu “Nước mắm Kỳ Ninh” đang được trình Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ

Bên cạnh đó, thị xã Kỳ Anh sẽ đẩy mạnh truyền thông cho nhãn hiệu; kết nối với các đơn vị chuỗi cung ứng, tạo cầu nối đưa các sản phẩm nước mắm Kỳ Ninh vươn xa hơn trong thời gian tới; gắn việc kết nối sản phẩm với định hướng phát triển chuỗi du lịch tâm linh, du lịch biển, du lịch trải nghiệm làng nghề nước mắm tại xã Kỳ Ninh

“Khi đã có “tấm vé thông hành" là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nước mắm Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh sẽ tập trung xây dựng thương hiệu để phát triển thị trường, xứng tầm là đại diện của tỉnh Hà Tĩnh trong lĩnh vực chế biến nước mắm truyền thống”- ông Chung khẳng định.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Sản phẩm mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.