Gieo đúng lịch, cơ giới hóa trong sản xuất, huyện Kỳ Anh “về đích” thu hoạch lúa hè thu

(Baohatinh.vn) - Đến hết ngày 6/9, sau khi 2 xã Kỳ Lạc và Kỳ Sơn thu hoạch nốt 22 ha lúa còn lại, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chính thức cán đích vụ hè thu với tiến độ thuộc hàng sớm nhất trong toàn tỉnh.

Gieo đúng lịch, cơ giới hóa trong sản xuất, huyện Kỳ Anh “về đích” thu hoạch lúa hè thu

Về đích an toàn, né tránh thiên tai

Đến hết ngày 6/9, toàn bộ 4.512 ha lúa hè thu tại huyện Kỳ Anh đã được thu hoạch gọn. Thu hoạch sớm, rơi vào thời điểm thời tiết thuận lợi nên đến nay, phần lớn nông dân đã cất gọn lúa vào kho.

Gieo đúng lịch, cơ giới hóa trong sản xuất, huyện Kỳ Anh “về đích” thu hoạch lúa hè thu

Bà Nguyễn Thị Liệu, thôn Bắc Châu, xã Kỳ Châu đã thu được gần 2,5 tấn lúa.

Bà Nguyễn Thị Liệu, thôn Bắc Châu, xã Kỳ Châu cho biết: Gia đình làm 9 sào lúa BC6, năng suất năm đạt trên 2,5 tạ/sào. Đầu vụ nhờ xuống giống nhanh gọn và sớm nên chưa có năm nào thu hoạch thuận lợi như năm nay.

“Từ 2 tuần trước, chúng tôi đã gặt xong toàn bộ diện tích và đến nay gần 2,5 tấn đã khô khén, xếp kho an toàn. Mưa lũ có về cũng không lo gì nữa” - bà Liệu phấn khởi nói.

Gieo đúng lịch, cơ giới hóa trong sản xuất, huyện Kỳ Anh “về đích” thu hoạch lúa hè thu

...và đã cất gọn vào “kho”.

Còn gia đình chị Nguyễn Thị Thủy ở thôn Mỹ Liên, xã Kỳ Văn làm 7 sào, một phần bán lúa tươi tại ruộng, phần còn lại cũng đã được phơi phong cất đặt cẩn thận, né tránh được nguy cơ rủi ro do thiên tai vào cuối vụ sản xuất.

Gieo đúng lịch, cơ giới hóa trong sản xuất, huyện Kỳ Anh “về đích” thu hoạch lúa hè thu

Chị Nguyễn Thị Thủy bán lúa tươi tại ruộng.

Theo đánh giá của lãnh đạo các địa phương ở Kỳ Anh, vụ hè thu năm nay thu hoạch sớm nhờ từ đầu vụ các cấp chính quyền và ngành chuyên môn đã chỉ đạo ráo riết thực hiện đúng lịch thời vụ.

Với các giải pháp đồng bộ như: nhập 70 tấn giống mới ngắn ngày; huy động tối đa cơ giới hóa khâu làm đất; đảm bảo chủ động nguồn nước, lấy nước điều hành thời vụ... phần lớn các địa phương tại huyện Kỳ Anh hoàn thành gieo cấy từ đầu tháng 6, sớm hơn hạn chót của tỉnh khoảng 7 đến 8 ngày.

Gieo đúng lịch, cơ giới hóa trong sản xuất, huyện Kỳ Anh “về đích” thu hoạch lúa hè thu

Khoảng 130 chiếc máy gặt đập liên hợp đồng loạt thu hoạch gọn lúa hè thu tại Kỳ Anh.

Bên cạnh đó, vào vụ thu hoạch, ngoài 50 máy gặt đập liên hợp trong huyện, còn có khoảng 80 máy từ các địa phương được huy động tập trung. Chỉ trong hơn 1 tuần, toàn bộ diện tích đã được thu hoạch gọn. Nhờ đó, đến cuối tháng 8, toàn huyện đã gặt được 95% diện tích; một số vùng sản xuất nhỏ lẻ còn lại đến nay cũng đã hoàn thành thu hoạch.

Diện tích cánh đồng lớn tiếp tục khẳng định ưu thế

Theo Phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh, ngoại trừ 400 ha lúa đang thời kỳ trổ bông bị ngập sâu do ảnh hưởng cơn bão số 2 khiến năng suất giảm sút, các diện tích còn lại đều đạt năng suất cao, đồng đều. Năng suất bình quân chung toàn huyện ước đạt 48 tạ/ha; các xã Kỳ Phong, Kỳ Văn, Kỳ Hải, Kỳ Tiến, Kỳ Châu đạt trên 50 tạ/ha.

Gieo đúng lịch, cơ giới hóa trong sản xuất, huyện Kỳ Anh “về đích” thu hoạch lúa hè thu

Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Văn Trần Ngọc Kính cho biết: "Xã đã động viên, khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, đồng thời đưa giống mới năng suất cao vào sản xuất.

Nhờ đó năm nay, 346,6ha vụ hè thu đã cho năng suất bình quân đạt hơn 53 tạ/ha, được đánh giá là năng suất đạt cao toàn diện trên tất cả các loại giống".

Gieo đúng lịch, cơ giới hóa trong sản xuất, huyện Kỳ Anh “về đích” thu hoạch lúa hè thu

Lãnh đạo xã Kỳ Văn kiểm tra, động viên bà con thu hoạch lúa hè thu.

Vụ hè thu năm nay, hơn 2.000 ha cánh đồng lớn “một giống, một thời vụ” ở huyện Kỳ Anh tiếp tục khẳng định hiệu quả với năng suất cao hơn bình quân chung khoảng 10%.

Một số cánh đồng được đầu tư phá bờ thửa, hình thành vùng sản xuất lớn hoặc thâm canh một giống liên kết với doanh nghiệp ở các xã Kỳ Văn, Kỳ Giang, Kỳ Khang, Kỳ Tiến tiếp tục thể hiện kết quả vượt trội.

Gieo đúng lịch, cơ giới hóa trong sản xuất, huyện Kỳ Anh “về đích” thu hoạch lúa hè thu

Ông Nguyễn Tiến Thành ở thôn Hà Phong, xã Kỳ Phong (phải): Hơn 3 sào lúa hữu cơ của gia đình sản xuất liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ thuận lợi, giá bán giá cao hơn thị trường khoảng 25%.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Phong Võ Tiến Sửu cho biết: “Bên cạnh đạt năng suất bình quân cao nhất toàn huyện, Kỳ Phong nhân rộng 3 vùng sản xuất 1 giống, 1 thời vụ với tổng diện tích 28 ha. Với ưu thế giảm sâu bệnh, giảm chi phí đầu tư, thuận lợi trong đầu tư thâm canh nên đạt năng suất 60 tạ/ha”.

Huyện Kỳ Anh đã hoàn thành thu hoạch phần lớn diện tích lúa hè thu từ đầu tháng 9. Đây là một trong những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về tiến độ sản xuất vụ hè thu năm 2020. Năng suất lúa theo đánh giá bước đầu ước đạt bình quân khoảng 48 tạ/ha, thuộc nhóm khá của tỉnh.

Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.