Hà Tĩnh chủ động ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các địa phương, các tổ chức thủy lợi bố trí đủ người để mở nước, nhận nước, điều tiết nước nội đồng kịp thời trong thời gian mở nước phục vụ vụ Xuân 2024, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành công điện của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn tỉnh, hiện nay, trạng thái khí quyển và đại dương đang trong điều kiện El Nino. Từ tháng 2 - 4, El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 90%, nền nhiệt cao hơn 1,0 - 1,5 độ C, lượng mưa khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN), lượng dòng chảy trên các sông, suối khả năng thấp hơn so với TBNN từ 10 - 20%, nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước từ tháng 3 đến tháng 7.

Hà Tĩnh chủ động ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Trước mắt, các địa phương, tổ chức thủy lợi bố trí đủ người để mở nước, nhận nước điều tiết nước nội đồng kịp thời trong thời gian mở nước phục vụ vụ Xuân 2024.

Thực hiện Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, để chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân trong mùa khô 2024, trên cơ sở đề xuất của Sở NN&PTNT tại Văn bản số 197/SNN-TL ngày 19/1/2024, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ cụ thể.

Theo đó, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân có các giải pháp chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước trong điều kiện hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra.

Đồng thời, chỉ đạo phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các công ty TNHH MTV thủy lợi rà soát nguồn nước, nhu cầu dùng nước của các công trình thủy lợi và các điều kiện khác liên quan, xây dựng phương án cấp nước năm 2024 và kế hoạch tưới chi tiết từng vụ sản xuất để làm căn cứ thực hiện; các địa phương, các tổ chức thủy lợi cơ sở bố trí đủ người để mở nước, nhận nước, điều tiết nước nội đồng kịp thời trong thời gian mở nước phục vụ vụ Xuân 2024, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn nước; chủ động các phương án chống hạn phục vụ sản xuất, dân sinh vụ Hè Thu năm 2024 phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; thường xuyên phối hợp với các công ty TNHH MTV thủy lợi để thực hiện các giải pháp chống hạn, điều tiết nước hợp lý khi hạn hán xảy ra.

Theo dõi diễn biễn tình hình thời tiết, các dự báo ngắn hạn, dài hạn về thủy văn, nguồn nước, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên môn để xây dựng kế hoạch chuyển đổi, điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp trong điều kiện khi hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra; tính toán điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng nước, kế hoạch cấp nước linh hoạt kịp thời với diễn biến bất lợi của thời tiết, trước hết ưu tiên nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, chăn nuôi và các lĩnh vực sản xuất trọng yếu khác.

Chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt để chủ động thực hiện giải pháp cung cấp nước khi hạn hán xảy ra; chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Giám đốc các công ty TNHH MTV thủy lợi và các đơn vị được giao quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát nguồn nước, diện tích tưới, nhu cầu dùng nước của các công trình thủy lợi do đơn vị quản lý và các điều kiện khác liên quan, tính toán cân đối, xây dựng phương án cấp nước năm 2024 và kế hoạch tưới chi tiết từng vụ sản xuất cho từng công trình đảm bảo sát đúng, hiệu quả, với tinh thần hết sức tiết kiệm nước, ưu tiên phục vụ nước cho nhu cầu sinh hoạt, chăn nuôi và các lĩnh vực sản xuất trọng yếu khác, gửi Sở NN&PTNT (qua Chi cục Thủy lợi tỉnh) xem xét cho ý kiến trước khi ban hành để làm căn cứ thực hiện. Trong quá trình cấp nước, căn cứ diễn biến của thời tiết, kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp; trong trường hợp xẩy ra hạn hán, thiếu nước, phải ưu tiên tối đa nguồn nước cho các công trình cấp nước sinh hoạt.

Thường xuyên phối hợp với các địa phương kiểm tra mực nước trên đồng ruộng ở các khu tưới để có kế hoạch bơm, mở nước tưới kịp thời, đảm bảo cấp đủ nước cho diện tích lúa vụ Xuân 2024; điều tiết, phân phối nguồn nước hợp lý, tiết kiệm, không để hiện tượng thất thoát lãng phí nước, để dành nước cho vụ Hè Thu năm 2024.

Tăng cường công tác quản lý vận hành, điều tiết nước hợp lý nhằm giảm tổn thất nguồn nước; tổ chức vận hành đóng mở các cửa cống ngăn mặn, giữ ngọt hợp lý, theo dõi, quan trắc, kiểm soát độ mặn để tạo nguồn nước đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất, dân sinh; phối hợp với Điện lực tỉnh có phương án đảm bảo nguồn điện phục vụ các trạm bơm tưới và đặc biệt là các trạm bơm có nguồn nước ảnh hưởng của thủy triều.

Sở NN&PTNT phối hợp với các địa phương rà soát, xác định các vùng có thể chủ động được nguồn nước, vùng có nguy cơ cao bị hạn hán, thiếu nước, trên cơ sở đó hướng dẫn chuyển đổi cây trồng, sản xuất phù hợp, hạn chế nguy cơ bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước. Hướng đẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương rà soát cân đối nguồn nước, nhu cầu dùng nước xây dựng phương án, kế hoạch cấp nước cho từng công trình, xem xét, cho ý kiến để các đơn vị, địa phương hoàn thiện, ban hành các phương án, kế hoạch tưới của các công trình để làm căn cứ thực hiện và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, hướng dẫn điều tiết nước tại các hồ chứa thủy lợi, quản lý nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi; thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc tính toán cân đối nguồn nước của các địa phương, đơn vị để chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất.

Chỉ đạo, đôn đốc UBND các huyện, thành phố, thị xã; các công ty TNHH MTV thủy lợi triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn nước, chủ động thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn khi hạn hán xảy ra; hướng dẫn các địa phương về mùa vụ, thời gian lấy nước phù hợp với thời gian mở nước của các công trình thủy lợi theo kế hoạch, không để kéo dài thời gian lấy nước. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị cấp nước sạch nông thôn lập phương án cấp nước cụ thể cho từng công trình, tổ chức vận hành các nhà máy nước khu vực nông thôn cấp nước an toàn đảm bảo cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt cho Nhân dân. Tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động tham mưu UBND tỉnh báo cáo các bộ, ngành đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ nguồn lực để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của pháp luật.

Sở TN&MT chỉ đạo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn; trên cơ sở đó cung cấp kịp thời các bản tin dự báo khí tượng thuỷ văn phục vụ sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước thực tế, góp phần tăng tính chủ động trong phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Công Thương và các địa phương thống nhất kế hoạch vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong cả mùa lũ, mùa cạn.

Sở Công Thương chỉ đạo Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức quản lý, triển khai phương án vận hành lưới điện phân phối đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn; đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan tăng cường tiết kiệm điện theo nội dung Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các nhà máy thủy điện vận hành theo quy trình vận hành hồ chứa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trong đó lưu ý đến việc vận hành hồ chứa phù hợp với tình hình hạn hán đảm bảo yêu cầu sử dụng nước tối thiểu trong mùa kiệt theo quy định).

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành các Nhà máy nước đô thị và khu công nghiệp chủ động rà soát, có phương án vận hành, điều tiết hệ thống cấp nước phù hợp với điều kiện của nguồn nước thô nhằm cấp nước an toàn cho người dân và khách hàng; rà soát triển khai các giải pháp đảm bảo chống thất thu, thất thoát nguồn nước; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.

Sở KH&ĐT phối hợp Sở Tài chính, Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí, lồng ghép nguồn vốn đầu tư công từ các chương trình, dự án trên địa bàn (nếu có) để thực hiện nhiệm vụ chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan tham mưu phương án kinh phí thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng cân đối ngân sách.

Sở TT&TT hướng dẫn các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thông tin, truyền thông, đến các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và người dân về sử dụng tiết kiệm điện, nước, chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Các sở, ban, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở TN&MT và UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai công tác phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.