Nông dân Hà Tĩnh đồng loạt xuống đồng gieo cấy lúa xuân

(Baohatinh.vn) - Nông dân Hà Tĩnh đang tất bật xuống đồng gieo cấy lúa xuân 2024. Mọi công đoạn được bà con chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, mang theo niềm tin về một vụ mùa thắng lợi.

Vụ xuân này, gia đình chị Nguyễn Thị Huế, trú tại thôn Quy Vượng, xã Yên Hồ (Đức Thọ) sản xuất 15 sào lúa Bắc Thịnh và Nếp 98. Là mùa vụ chính nên mọi công đoạn đều được gia đình chuẩn bị kỹ lưỡng và nhân lực được huy động tối đa nhằm đẩy nhanh tiến độ xuống giống, đảm bảo lịch thời vụ mà ngành chuyên môn khuyến cáo.

Nông dân Hà Tĩnh đồng loạt xuống đồng gieo cấy lúa xuân

Chị Nguyễn Thị Huế (xã Yên Hồ, Đức Thọ) sản xuất 15 sào lúa Bắc Thịnh và Nếp 98.

Chị Nguyễn Thị Huế chia sẻ: “Chúng tôi chuẩn bị tỷ mẩn từ khâu làm đất, chọn giống. Với 15 sào ruộng, chúng tôi gieo thẳng hơn 4,5 yến lúa giống. Song song với việc xuống giống, tôi tiến hành giăng bao ni lông khắp chân ruộng để hạn chế sự phá hoại của chuột. Vụ xuân năm 2023 thắng lợi, mỗi sào thu về hơn 3 tạ, lúa tươi bán tại chân ruộng với mức giá khá ca nên bà con rất phấn khởi. Vụ này, gia đình tôi cố gắng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, hi vọng có một vụ mùa bội thu”.

Cùng với Yên Hồ, hiện nay nông dân các xã, thị trấn của huyện Đức Thọ cũng hồ hởi bước vào vụ sản xuất chính. Vụ xuân này, địa phương phấn đấu năng suất lúa đạt 62 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 39.621 tấn.

Nông dân Hà Tĩnh đồng loạt xuống đồng gieo cấy lúa xuân

Vụ xuân 2024, huyện Đức Thọ cơ cấu 8 giống lúa chủ lực.

Ông Bùi Khắc Phong - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng NN&PTNT huyện Đức Thọ cho biết: “Vụ xuân 2024, địa phương phấn đấu gieo cấy 6.387ha, trong đó lúa chất lượng cao chiếm trên 90% tổng diện tích. Huyện đã lựa chọn bộ giống có năng suất cao và chất lượng tốt gắn với sản xuất theo hình thức tập trung, tích tụ ruộng đất; sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào bộ giống được tỉnh phê duyệt và thực tế sản xuất, vụ xuân 2024 Đức Thọ cơ cấu 8 giống chủ lực: Nếp 98, Lai Thơm 6, Bắc Thịnh, Hà Phát 3, MHC2, HD11, HaNa 7 và Hương Bình. Trong đó, cơ cấu 1 giống không quá 30% diện tích gieo cấy, mỗi cánh đồng bố trí sản xuất các loại giống có cùng thời gian sinh trưởng.

Đến thời điểm này, địa phương đã hoàn thành gieo thẳng khoảng 2.300 ha và bắc mạ trên diện tích hơn 60 ha; phấn đấu đến 25/1/2024 sẽ khép kín gieo cấy 100% diện tích".

Nông dân Hà Tĩnh đồng loạt xuống đồng gieo cấy lúa xuân

Sau gieo vại, nông dân giăng ni lông bao phủ chân ruộng để hạn chế chuột phá hoại.

Huyện Hương Khê cũng đang tập trung gieo cấy 3.700 ha lúa các loại với gần 20 bộ giống ngắn ngày và dài ngày.

Ông Nguyễn Trí Đồng – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho hay: "Từ ngày 10/1, các địa phương bắt đầu xuống giống các trà lúa sớm và khép lại diện tích với các trà lúa muộn vào ngày 8/2/2024. Huyện đang phối hợp với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh và chỉ đạo các xã chủ động triển khai các giải pháp điều tiết nguồn nước tưới đảm bảo quá trình sản xuất vụ xuân diễn ra thuận lợi".

Theo đề án sản xuất, xụ xuân 2024, toàn tỉnh đặt mục tiêu gieo cấy 59.107 ha lúa và phấn đấu sản lượng đạt 34,2 vạn tấn, năng suất dự kiến đạt trên 57,92 tạ/ha.

Nông dân Hà Tĩnh đồng loạt xuống đồng gieo cấy lúa xuân

Khung thời vụ sản xuất lúa xuân từ 5/1/2024 - 8/2/2024.

Theo ông Phan Văn Huân – Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh: Các địa phương căn cứ thời gian sinh trưởng của từng giống để chỉ đạo bà con nông dân bắc mạ trong khung thời vụ từ 5/1/2024- 8/2/2024. Đối với những vùng có tập quán gieo thẳng, lịch gieo thẳng bám theo thời vụ bắc mạ. Trong cùng một nhóm giống, các địa phương phải xem xét thời gian sinh trưởng cụ thể của từng giống để bố trí gieo cấy hợp lý. Cụ thể: giống có thời gian sinh trưởng dài hơn bố trí đầu khung thời vụ, giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn bố trí cuối khung thời vụ.

Ngoài ra, các địa phương cũng cần tập trung chỉ đạo bắc mạ có che phủ nilon 100% diện tích đúng quy trình kỹ thuật để chống rét. Khuyến khích cấy mạ non (3 lá), áp dụng phương thức mạ xúc, sử dụng máy cấy đối với những vùng đã hoàn thành chuyển đổi ruộng đất. Đối với vùng gieo thẳng, khuyến khích gieo tăng 5-10% mạ dự phòng góc ruộng có phủ nilon để dặm và chuẩn bị thóc giống ngắn ngày để dự phòng khi rét đậm, rét hại hoặc ngập úng cục bộ gây chết lúa. Cùng đó, áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật canh tác, điều tiết nước tưới hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng của lúa.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.