Hà Tĩnh: Nhiều địa bàn không phát sinh dịch bệnh trên gia súc sau 21 ngày

(Baohatinh.vn) - Nhờ triển khai nhiều giải pháp nên các ổ dịch viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã được kiểm soát. Đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã qua 21 ngày trở lên không phát sinh dịch.

Hà Tĩnh: Nhiều địa bàn không phát sinh dịch bệnh trên gia súc sau 21 ngày

Hà Tĩnh cũng đã hoàn thành tiêm vắc-xin phòng viêm da nổi cục cho gần 130.000 con gia súc.

Thời điểm này, huyện Lộc Hà đã kiểm soát tốt dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò khi hơn 21 ngày qua không có gia súc nhiễm bệnh, bị chết được phát hiện.

Để đạt kết quả khả quan như hiện nay, huyện đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, trọng tâm là tập trung rà soát, nắm chắc biến động tổng đàn vật nuôi, số hộ chăn nuôi để quản lý, giám sát và kịp thời phát hiện dịch bệnh; tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống dịch cho người dân…

Đặc biệt, huyện cũng thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc-xin Lumpyvac sớm, đúng quy trình cho đàn gia súc. Đến nay, hơn 6.500 liều vắc-xin đã được tiêm, góp phần bao vây, khống chế dịch bệnh.

Hà Tĩnh: Nhiều địa bàn không phát sinh dịch bệnh trên gia súc sau 21 ngày

Huyện Lộc Hà đã thường xuyên hướng dẫn người dân phun tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, diệt động vật trung gian truyền bệnh.

Ông Phan Văn Thanh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Lộc Hà cho biết: “Dù các xã có ổ dịch đều đã qua 21 ngày nhưng huyện vẫn tiếp tục đảm bảo các giải pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn. Qua rà soát, địa phương còn hơn 300 con bê, nghé, bò đang mang thai hoặc vừa sinh con… chưa được tiêm phòng, huyện sẽ bố trí nhân lực để hoàn thành tiêm trong thời gian sớm nhất.

Huyện cũng giao các địa phương quản lý chặt chẽ số trâu, bò được nhập về buôn bán tại địa phương. Theo đó, đối với trâu, bò ngoại tỉnh phải có hồ sơ kiểm dịch của tỉnh đó; trâu bò nội tỉnh phải có chứng nhận đã tiêm phòng theo đúng quy định”.

Huyện Thạch Hà từng là điểm “nóng” về dịch viêm da nổi cục với hơn 2.530 con trâu, bò tại 22 xã, thị trấn bị nhiễm bệnh nhưng đến nay, tình hình đã ổn định. Nhiều địa phương trong huyện hơn 21 ngày qua không có gia súc mắc bệnh và bị chết như: Đỉnh Bàn, Thạch Lạc, Ngọc Sơn, Nam Điền, Tượng Sơn...

Hà Tĩnh: Nhiều địa bàn không phát sinh dịch bệnh trên gia súc sau 21 ngày

Nhờ được tiêm phòng sớm, nhiều trâu, bò tại huyện Thạch Hà đã có kháng thể chống lại bệnh viêm da nổi cục.

Ông Trần Văn Xuân (xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà) cho biết: “Nhờ được tiêm phòng sớm nên 2 con bò của gia đình thoát được dịch bệnh lần này. Chờ điều kiện ổn định hơn tôi sẽ mua thêm 2 con bê lai nữa về để nuôi vỗ béo và thực hiện tiêm phòng theo hướng dẫn".

Theo ông Trần Hậu Sinh - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà: “Để khống chế được dịch bệnh viêm da nổi cục, huyện đã liên tục họp bàn, kiểm tra các giải pháp phù hợp với tình hình địa phương; tổ chức tập huấn, thông tin đầy đủ về dịch bệnh cho các xã, thị trấn. Thạch Hà đã hoàn thành tiêm phòng cho hơn 13.600 con trâu, bò trên địa bàn. Số gia súc này hiện đang phát triển tốt, đã có kháng thể chống lại vi-rút của bệnh viêm da nổi cục”.

Hà Tĩnh: Nhiều địa bàn không phát sinh dịch bệnh trên gia súc sau 21 ngày

Hiện nay, hơn 14.800 con trâu, bò tại Hà Tĩnh đã khỏi triệu chứng lâm sàng.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 143 xã, phường, thị trấn thuộc 13 huyện, thị, thành có dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò đã qua 21 ngày với hơn 14.800 con khỏi triệu chứng lâm sàng.

Hà Tĩnh cũng đã hoàn thành tiêm phòng cho gần 130.000 con gia súc đảm bảo sức khoẻ và các yêu cầu của ngành chuyên môn.

Hà Tĩnh: Nhiều địa bàn không phát sinh dịch bệnh trên gia súc sau 21 ngày

Chính quyền địa phương, cán bộ thú y phải thường xuyên theo dõi, giám sát biến động tổng đàn trên địa bàn.

Theo ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, do bệnh viêm da nổi cục là bệnh mới, lần đầu tiên xâm nhiễm vào địa bàn, mầm bệnh có độc lực cao nên chính quyền và ngành chức năng tiếp tục chỉ đạo địa phương, hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc... thực hiện nghiêm túc các giải pháp.

Người chăn nuôi cần theo dõi, giám sát sức khoẻ đàn gia súc và kịp thời phát hiện dịch bệnh để báo với chính quyền; chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Các địa phương tiếp tục theo dõi biến động tổng đàn gia súc để kịp thời xử lý nếu có biến động xẩy ra; rà soát, thống kê để tổ chức tiêm phòng bổ sung cho số trâu, bò, bê, nghé còn lại; thường xuyên kiểm tra các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ để đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.