Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.

bqbht_br_a-7.jpg
Toàn cảnh thôn Thành Phú, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh)

Theo đó, kinh phí để thực hiện chính sách theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND tỉnh và Nghị quyết số 124/2024/NQ-HĐND ngày 04/5/2024 của HĐND tỉnh cấp cho các huyện, thành phố, thị xã là 169 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ kế hoạch UBND tỉnh giao, thực hiện phê duyệt kế hoạch hỗ trợ các chính sách trên địa bàn. Trường hợp địa phương phê duyệt kế hoạch cao hơn kế hoạch UBND tỉnh giao thì địa phương tự cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện đối với phần dự toán kinh phí vượt kế hoạch; đồng thời, công khai kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách đến tận từng UBND cấp xã; gửi quyết định phê duyệt kế hoạch kinh phí về Sở Tài chính trước ngày 25/01/2025 để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí theo quy định. Kịp thời triển khai thực hiện kế hoạch các chính sách đảm bảo đúng trình tự, đối tượng, điều kiện và hồ sơ hỗ trợ theo quy định.

Từ nguồn kinh phí được phân bổ, các địa phương có thêm nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn
Từ nguồn kinh phí được phân bổ, các địa phương có thêm nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã thực hiện chính sách đúng quy định.

Rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc theo từng lĩnh vực chính sách trong quá trình thực hiện (nếu có); phân loại vướng mắc, xác định thẩm quyền xử lý để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc thuộc thẩm quyền cấp huyện, xã, tổng hợp vướng mắc thuộc thẩm quyền cấp tỉnh gửi Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp sở, ngành và đơn vị liên quan thực hiện hướng dẫn tháo gỡ (trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, xử lý).

Nguồn kinh phí kinh phí cấp cho các huyện, thành phố, thị xã:

Xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình: 2,183 tỷ đồng;

Xây dựng công trình vệ sinh (hộ nghèo, cận nghèo, gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có người khuyết tật): 3,326 tỷ đồng.

Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu: 27 tỷ đồng;

Hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông, rãnh thoát nước và kênh mương nội đồng đối với huyện Hương Khê: 3,354 tỷ đồng;

Hỗ trợ kinh phí phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới: 15 tỷ đồng;

Hỗ trợ kinh phí mua xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng: 17,553 tỷ đồng;

Hỗ trợ nâng cấp, phục hồi mặt đường: 34,084 tỷ đồng;

Kinh phí thưởng xã đạt chuẩn: nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu 42,5 tỷ đồng; thưởng huyện đạt chuẩn: nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu 24 tỷ đồng.

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.