Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2025 kiên cố hóa kênh mương nội đồng đạt 80%

(Baohatinh.vn) - Theo kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021 – 2025 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, đến năm 2025, diện tích cây trồng cạn chủ lực, tập trung được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt tỷ lệ 30% và tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương nội đồng đạt tỷ lệ 80%.

Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2025 kiên cố hóa kênh mương nội đồng đạt 80%

Việc phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng sẽ cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 85%.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh Ngô Đức Hợi cho hay: UBND dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch 504/KH-UBND về Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021 – 2025. Kế hoạch này nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi, phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM và phát huy nội lực, nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 850 công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, gồm 248 hồ chứa nước nhỏ có dung tích từ 50.000 – 500.000m3, 85 đập dâng kiên cố có chiều cao nhỏ hơn 10m, 473 trạm bơm có lưu lượng dưới 3.600 m3/giờ. Ngoài ra, còn có nhiều ao, hồ, có dung tích nhỏ hơn 50.000m3, 5.436 km kênh mương nội đồng cùng các công trình trên kênh khác.

Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2025 kiên cố hóa kênh mương nội đồng đạt 80%

Việc kiên cố hóa hệ thống công trình thủy lợi góp phần phục vụ tốt hơn cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Việc đầu tư xây dựng công trình đầu mối và kênh chính của các hệ thống công trình thủy lợi vừa và lớn cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng chủ yếu do người dân đầu tư xây dựng, hạn chế về nguồn lực cũng như kỹ thuật, thiếu kinh phí tu bổ thường xuyên nên nhiều công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng hiện chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo phương thức canh tác tiên tiến hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Kết quả áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây trồng cạn hiện là 994ha/5.500ha (đạt 18,1%).

Bên cạnh đó, các địa phương đã thành lập 215 tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng với nhiều loại hình như HTX, tổ hợp tác, hiệp hội sử dụng nước, tại một số địa phương do UBND xã trực tiếp quản lý khai thác.

Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2025 kiên cố hóa kênh mương nội đồng đạt 80%

Hà Tĩnh hiện có 850 công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng nhưng nhìn chung đã xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo phương thức canh tác tiên tiến.

Một số loại hình quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng chưa phù hợp theo quy định của Luật Thủy lợi, năng lực, trình độ chưa đảm bảo, việc bảo vệ công trình và chất lượng nước trong công trình thủy lợi chưa được quan tâm, chưa thực sự phát huy được vai trò chủ thể của người sử dụng nước. Do đó, nhiều tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động chưa hiệu quả.

Việc phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu dịch chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng nhằm đảm bảo tưới tiêu chủ động, đảm bảo số lượng, chất lượng nước cho vùng chuyên canh lúa tập trung, vùng sản xuất tập trung, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, tiết kiệm, hiệu quả.

Từ đó, cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 85%. Đến năm 2025, diện tích cây trồng cạn chủ lực, tập trung được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt tỷ lệ 30% và tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương nội đồng đạt tỷ lệ 80%; đồng thời, có 70% tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.